hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đại Lộc nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (11/11/2021)
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại Đại Lộc giai đoạn 2018 - 2020 đạt được nhiều kết quả nổi bật, là tiền đề để địa phương đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng vùng miền.

Chè BanCha - An Bằng của HTX Đại Thạnh Phát là một trong số sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn 3 sao năm 2020.

Với mục tiêu đưa các sản phẩm chủ lực ở nông thôn vươn xa và có chỗ đứng trên thị trường, thời gian qua huyện Đại Lộc đã tích cực triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” chất lượng đảm bảo, nguồn gốc rõ ràng, an toàn vệ sinh môi trường, phạm vi phân phối rộng…

Từ kinh nghiệm của những năm đầu tiên tham gia bình chọn sản phẩm OCOP, huyện Đại Lộc xác định rõ chủ trương: Không chạy đua số lượng mà tập trung nâng cao chất lượng; các sản phẩm khi tham gia cần phải đảm bảo đầy đủ 3 nhóm tiêu chí gồm sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị và chất lượng sản phẩm. Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao hơn, huyện Đại Lộc đã tổ chức hội nghị triển khai một cách đồng bộ và sâu rộng cho 18 xã, thị trấn trên địa bàn. Qua 3 năm (2018 - 2020) triển khai, Chương trình OCOP tại Đại Lộc đã có 11/13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn 3 sao và 4 sao.

Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Điều thuận lợi trong chương trình OCOP qua các năm là hầu hết các đơn vị đều đã định hình được hệ thống các sản phẩm chủ lực, thế mạnh với những đặc trưng riêng của địa phương mình. 100% đơn vị đã hoàn thành việc xây dựng lộ trình phát triển cho sản phẩm và đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm OCOP các cấp. Trong năm 2020 các sản phẩm dầu phụng Đại Hồng, dầu phụng Đại Thắng, bột ngũ cốc Hồng An, nấm bào ngư tím, chè BanCha - An Bằng, khổ qua rừng sấy khô Đại Lộc Phát, ổi an toàn Hồ Lộc được công nhận đạt 3 sao. 

Trên cơ sở đó, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa và cơ hội mà chương trình OCOP mang lại, mở rộng các hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm, huyện Đại Lộc đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên sâu về chương trình OCOP cho các chủ thể sản xuất, Giám đốc HTX như: Tập huấn phát triển sản phẩm OCOP; kỹ năng phát triển thị trường cho sản phẩm… Thường xuyên tổ chức các buổi khảo sát thực tế quá trình sản xuất và hướng dẫn trực tiếp tại từng cơ sở; tiến hành hỗ trợ cho các sản phẩm, ý tưởng có tiềm năng; khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các chủ thể đầu tư mở rộng quy mô, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất. Đồng thời, tích cực đồng hành với các chủ thể trong xây dựng thương hiệu cũng như suốt quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Thành quả tăng dần hằng năm là động lực để Đại Lộc tiếp tục xây dựng sản phẩm đặc trưng tham gia Chương trình OCOP. Trên địa bàn cũng đã xuất hiện những điển hình chủ thể tham gia OCOP xuất sắc như: Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ái Nghĩa, HTX Nông nghiệp Đại Hồng, HTX Nông nghiệp Đại Thắng, Cơ sở sản xuất Hồng An, Công ty TNHH DAILANHFARM, Tổ hợp tác Hương trầm Kỳ Nam…

Chè BanCha - An Bằng của HTX Đại Thạnh Phát là một trong số sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn 3 sao năm 2020. Đây là kết quả từ nỗ lực rất lớn của tập thể và cá nhân Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX -  Ngô Văn Chi. “ Với khẩu hiệu: “Chất liệu tạo nên thương hiệu”, HTX chúng tôi với quyết tâm đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng bằng chất lượng tuyệt đối. Sản phẩm chúng tôi cam kết sạch 100%, không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học. Tin rằng, sản phẩm của chúng tôi sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ, tiến xa hơn nữa. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX -  Ngô Văn Chi, cho biết.

Giai đoạn 2018 - 2020 Đại Lộc huy động hơn 22 tỷ đồng triển khai Chương trình OCOP. Trong đó nguồn của chủ thể đầu tư thực hiện phương án sản xuất kinh doanh là 19,2 tỷ đồng; kinh phí Nhà nước hỗ trợ thực hiện chương trình gần 3 tỷ đồng (hỗ trợ các hoạt động triển khai chương trình OCOP thường niên hơn 350 triệu đồng, hỗ trợ chủ thể hơn 2,5 tỷ đồng).

Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu kinh phí triển khai chương trình hơn 23,4 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lực triển khai Chương trình OCOP, quản lý, điều hành là 750 triệu đồng, nguồn trực tiếp hỗ trợ chủ thể 10 tỷ đồng, thực hiện các dự án liên quan là 5 tỷ đồng, phát triển các trung tâm, điểm bán hàng OCOP 650 triệu đồng và nội dung khác 5 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2021 - 2025 Đại Lộc phấn đấu đưa 25 sản phẩm đặc hữu tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh. Có thể kể tới sản phẩm trà linh chi túi lọc (Đại Chánh), đũa gỗ Nam Dương (Đại Đồng), rượu sim Hồng Lộc tửu (Đại Minh), trà bí đao Phương Vân (Đại Đồng), trà ngũ cốc thảo mộc Hồng An (Đại Hồng), rượu nếp Trà Đức (Đại Tân), mít thái da xanh Phương Trung (Đại Quang)…

Địa phương phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 25 sản phẩm đạt 3 sao trở lên, trong đó hàng năm có 5 sản phẩm mới được công nhận và nâng cấp hạng sao cho 2 sản phẩm; xây dựng được trung tâm OCOP cấp huyện và 3 điểm bán hàng OCOP...

 

Lê Thu

Lượt xem:  343 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 3 1 2 3
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com