hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Chung tay xây dựng nông thôn mới (07/07/2014)
Mỗi đơn vị, ban ngành, hội đoàn thể trên địa bàn huyện Thăng Bình đã cùng chung tay xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả khả quan.

 Những mô hình điểm

Hội Nông dân huyện Thăng Bình với đặc thù đã từng bước thực hiện những kế hoạch cụ thể. Gắn xây dựng nông thôn mới với xóa đói giảm nghèo bền vững, hội phối hợp với các đơn vị dạy nghề, hỗ trợ vốn, tư vấn mô hình phù hợp để các nông hộ xây dựng và phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Với cách làm này, từ năm 2011 đến nay, hội đã giúp đỡ 168 hộ nghèo thuộc 22 xã, thị trấn trên địa bàn thoát nghèo bền vững. Vận động, phối hợp với các hội nông dân xã, thị trấn xây dựng được hơn 60km giao thông nông thôn, 6,5km giao thông nội đồng. “Để các nông hộ có điều kiện phát triển kinh tế, trong thời gian qua, chúng tôi đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện giải ngân hơn 106 tỷ đồng cho các nông hộ vay vốn. Từ nguồn vốn này, nông dân đã mua sắm máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy bơm nước… đầu tư vào sản xuất. Việc chuyển giao các kỹ thuật sản xuất mới cho các nông hộ cũng được chú trọng. Nhờ vậy, nông dân đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế mới, hiệu quả”- ông Tô Đình Trị, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thăng Bình nói.
Các nông hộ của huyện Thăng Bình đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Ảnh: N.Q.V
Các nông hộ của huyện Thăng Bình đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Ảnh: N.Q.V
Còn Huyện đoàn cũng đã làm theo cách riêng. Theo anh Nguyễn Cao Cường, Phó Bí thư Huyện đoàn Thăng Bình, trong thời gian qua, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế của các đoàn viên, thanh niên ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Anh Đặng Ngọc Thọ ở xã Bình Quý đã thành lập cơ sở tái chế gỗ đã qua sử dụng đem lại thu nhập hơn 2 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động địa phương. Anh Lê Xuân Đông ở xã Bình Minh đã thành lập mô hình kinh tế tập thể trong đánh bắt hải sản đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm, giải quyết hơn 10 lao động địa phương. Huyện đoàn Thăng Bình đã vận động Công ty TNHH một thành viên Kỳ Hà - Chu Lai (Núi Thành), Viettel Quảng Nam và các công ty kinh doanh khác xây dựng 11 nhà nhân ái, 6 nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo với tổng giá trị hơn 650 triệu đồng. Ngoài ra, phối hợp cùng  Phòng LĐ-TB&XH và Phòng Kinh tế hạ tầng huyện tư vấn, giới thiệu việc làm cho 13.130 thanh niên, trong đó 1.156 thanh niên đã có việc làm ngay.
 
Chuyển biến tích cực
 
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, ngoài việc kiện toàn, củng cố hoạt động của các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012, Thăng Bình đã thành lập được các hợp tác xã mới như Hợp tác xã Rau an toàn Hưng Mỹ (Bình Triều), Hợp tác xã Tiên Châu (Bình Sa), Tổ hợp tác sản xuất Bình Chánh. Qua đó tạo điều kiện để phát triển kinh tế hộ cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra, qua các hợp tác xã, việc liên kết sản xuất trong nông nghiệp càng được định hình như liên kết sản xuất lúa hàng hóa, lúa giống.
Theo UBND huyện Thăng Bình, quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đã thu được nhiều kết quả khả quan, ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp, các hội và đoàn thể. Nhiều tuyến đường quan trọng như tuyến Tây Trường Giang, tuyến Kế Xuyên - Bình Chánh, Bình Sa - Bình Hải… đã được xây dựng, là cầu nối quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống người dân đã có sự thay đổi tích cực, thu nhập tăng lên đáng kể. Ví dụ ở xã Bình Tú có thu nhập là 19 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo giảm 4,95%. “Ở khu vực nông thôn, các cơ sở sản xuất ngày càng nhiều, bước đầu đã khẳng định thương hiệu, cung ứng sản phẩm ở thị trường một số thành phố lớn như bánh đa nem, bún khô Bình Trị, rượu dừa Bình Quý. Cùng với đó, công nghiệp được đầu tư phát triển. Sự đầu tư mạnh của công ty, doanh nghiệp vào địa phương đã và đang góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương” - ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết.
 
Từ nay đến năm 2015, Thăng Bình phấn đấu trên 20% số xã (5 xã) đạt chuẩn nông thôn mới; trên 50% số xã đạt 10 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt tối thiểu 7 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Huyện đang tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng sản xuất nông nghiệp. Đồng thời chú trọng hoàn thiện hệ thống trường học đạt chuẩn vào năm 2014; hoàn thiện mạng lưới điện nông thôn; tập trung xây dựng các công trình y tế, văn hóa, thể dục thể thao đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe, sinh hoạt thể dục thể thao cho người dân; nâng cấp các chợ nông thôn theo chuẩn nông thôn mới.
 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  2,736 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 3 1 2 3
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com