hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Kỹ thuật trồng và quy trình chăm sóc cây mía tím (25/04/2025)
Mía là một trong những giống cây trồng chủ lực trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhiều địa phương. Để không ngừng phát triển tiềm năng kinh tế của giống cây này, ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một cách ngắn gọn và đầy đủ kỹ thuật trồng mía tím và quy trình chăm sóc mía tím cho siêu lợi nhuận.

Mía là một giống cây dễ trồng với những ưu điểm vượt trội sau: Diện tích lá lớn và khả năng hấp thụ tối đa ánh sáng mặt trời. Trong 1 năm, một hecta mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ để lại trong đất. Mía để gốc được nhiều năm, tức là một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ. Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía được xử lý, chăm sóc, các mầm gốc lại tiếp tục tái sinh, phát triển và năng suất nhiều khi còn cao hơn vụ mía tơ.

Cây mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Như khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập…, chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường, dễ thích nghi với các trình độ sản xuất từ thô sơ đến hiện đại.

Theo đó, cây mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất thấp chua phèn (Tây Nam Bộ), đất cao, đất đồi gò (Đông Nam Bộ, Trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ…).

Đất thích hợp nhất cho cây mía là những loại đất xốp, sâu, độ phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước (đất phù sa bồi ven các sông rạch, đất vồng, đất cồn). Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp, vận chuyển và quá trình tích lũy đường của cây mía.  Ở nhiệt độ 34°C, quá trình quang hợp của cây mía đạt mức cao nhất.

Mặc dù là cây trồng cạn, mía rất cần nước. Trong thân cây mía chứa trên 70% khối lượng là nước. Nhu cầu nước tưới cho từng thời kỳ sinh trưởng cụ thể như sau:

+ Thời kỳ nảy mầm và đẻ nhánh, mía cần độ ẩm trong đất khoảng 65%.

+ Thời kỳ làm lóng vươn dài mía cần nhiều nước nhất. Chiếm từ 50 – 60% nhu cầu nước của quá trình sinh trưởng, độ ẩm trong đất cần từ 75 – 80%.

+ Thời kỳ mía chín, tích lũy đường, mía cần độ ẩm trong đất dưới 70% để cho quá trình sinh hóa tiến triển được thuận lợi.

 

Sau đây là kỹ thuật trồng mía tím và quy trình chăm sóc mía tím cho siêu lợi nhuận được khuyến cáo bởi các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam:

– Bón lót (Trước trồng mía tím hoặc sau đốn)

Bón 300 – 500 kg/ha phân Hữu Nghị NPK 16.16.8.

+ Bón đều vào đáy rãnh và tưới nước đều để phân tan sau 2 ngày mới đặt hom.

+ Hoặc ngay sau khi bón lót nên lấp 1 lớp đất mỏng 1-3cm rồi mới đặt hom.

+ Dòng NPK 16.16.8 với hàm lượng đạm và lân cao sẽ rất tốt cho quá trình thúc mía nhanh dài mầm, hồi xanh và kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh. Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây mía sau này.

– Bón thúc 1 (khi mía tím đẻ nhánh)

Bón 300 – 500 kg/ha phân Hữu Nghị NPK 16.16.8.

+ Giúp kích thích vươn lóng, thúc mía đẻ nhánh, tạo đà phát triển cho mía bắt đầu quá trình vươn mình cao lớn. Tăng độ xanh và bền màu của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn.

– Bón thúc 2 (khi mía tím bắt đầu vươn cao)

Bón 400 – 600 kg/ha phân Hữu Nghị NPK 15.5.16.

+ Thời kỳ này cần bổ sung phân bón với hàm lượng Kali lớn để kích thích chức năng tổng hợp đường, tăng giá trị cây mía.

+ Dòng phân bón thích hợp là phân NPK 15.5.16 rải đều dọc theo hàng mía kết hợp dọn sạch cỏ dại và xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.

Trên đây là kỹ thuật trồng mía tím, với công thức bón phân này bà con có thể tăng từ 10% – 30% năng suất và phẩm chất cây mía.

– Lưu ý khi trồng mía tím

+ Mía cần nền dinh dưỡng dồi dào và tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý. Vừa có năng suất sinh vật cao, vừa có tỷ lệ đường cao.

+ Hiện năng suất mía bình quân của nước ta chỉ khoảng 60 tấn/ha. Những vùng trồng mía trên đồi có độ dốc hơi cao, nhờ nước mưa mà độ phì thấp, trong khi phân bón chưa đáp ứng được yêu cầu của từng loại giống nên năng suất thấp.

+ ĐBSCL đã có nhiều câu lạc bộ 200 tấn mía/ha. Điển hình có nông dân đạt được 268 tấn mía cây/ha. Tuy nhiên năng suất chữ đường cũng chưa thật cao và phải thu hoạch trong tháng 9 dương lịch, mía chưa đến thời kỳ đạt đủ độ chín.

+ Để phá vỡ thế khó khăn của ngành mía đường hiện nay, một mặt cần ngăn chặn tình trạng nhập đường qua lối tiểu ngạch. Mặt khác tích cực hơn thì ngành mía đường cần đầu tư đúng vùng nguyên liệu nhằm đưa năng suất mía cao hơn (80 – 100 tấn/ha), hạ giá thành sản xuất sẽ là phương pháp cơ bản.

 

 

THÚY HẰNG

Lượt xem:  9 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 121 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 90 120
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com