Ông Võ Thanh An ở thôn Tân Phong (xã Quế Lộc, Nông Sơn) cho biết, ngoài việc sản xuất 52ha rừng keo nguyên liệu giấy, cách đây hơn 3 năm gia đình ông đầu tư mô hình chăn nuôi bò nái sinh sản và bò thịt vỗ béo với quy mô lớn.
Để có điều kiện thực hiện dự án trên, vợ chồng ông An mạnh dạn vay 1 tỷ đồng từ nguồn vốn ưu đãi xây 2 dãy chuồng nuôi kiên cố trên diện tích 2.000m2 và quy hoạch, cải tạo 8ha đất vườn đồi trồng cỏ voi nguyên liệu nhằm chủ động cung cấp thức ăn cho bò. Ban đầu ông thả nuôi 50 con bò, đến nay số lượng đã tăng lên 130 con.
“Hiện nay, đàn bò của tôi chủ yếu là các giống bò lai nhập về từ Bỉ và Úc. Trong tổng số 130 con, có 60 con là bò nái sinh sản và 70 con là bò thịt thương phẩm. Sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân hằng năm tôi lãi ròng khoảng 500 – 600 triệu đồng từ mô hình này” – ông An chia sẻ.
Ông Lê Anh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Quế Lộc cho hay, những năm gần đây, người dân địa phương tập trung đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi bò lai thâm canh. Ngoài trang trại lớn của ông Võ Thanh An, hiện toàn xã có khoảng 55 - 60 mô hình nuôi bò lai với số lượng từ 5 – 15 con. Bình quân mỗi lứa 1 con bò cho lãi ròng từ 9 – 11 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam, ông Trần Thiện Thắng – Trưởng phòng NN&PTNT Nông Sơn cho biết, 7 năm trở lại đây, nhất là từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và gây hại kéo dài, rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện ưu tiên nguồn lực tài chính xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản và bò thịt vỗ béo theo phương thức sản xuất hàng hóa, xem đây là hướng chủ lực trong phát triển kinh tế hộ.
“Bên cạnh nguồn vốn tự có, thời gian qua người dân địa phương đã vay khoảng 6 - 7 tỷ đồng vốn ưu đãi để đầu tư cho lĩnh vực này” – ông Thắng nói.
Ông Trần Văn Lưu – Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp Nông Sơn thông tin, tính đến cuối tháng 7.2022 tổng đàn bò ở 6 xã của huyện là 5.825 con, trong đó bò lai khoảng 3.650 con (chiếm tỷ lệ 62,7%).
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho các mô hình nuôi bò thâm canh và bán thâm canh, những năm qua nông dân địa phương đã cải tạo hàng loạt khu đất vườn tạp và chuyển nhiều ruộng lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ voi nguyên liệu với tổng diện tích không dưới 100ha.
“Ngoài trang trại bò 130 con của hộ ông Võ Thanh An ở xã Quế Lộc, hiện nay toàn huyện Nông Sơn có 5 mô hình nuôi bò lai thâm canh với quy mô từ 20 – 30 con và hơn 300 mô hình nuôi từ 5 con đến dưới 20 con. Bình quân hằng năm mỗi mô hình cho người dân mức thu nhập từ 55 - 300 triệu đồng” – ông Lưu nói.
Ông Võ Thanh An ở thôn Tân Phong (xã Quế Lộc, Nông Sơn) cho biết, ngoài việc sản xuất 52ha rừng keo nguyên liệu giấy, cách đây hơn 3 năm gia đình ông đầu tư mô hình chăn nuôi bò nái sinh sản và bò thịt vỗ béo với quy mô lớn.
Để có điều kiện thực hiện dự án trên, vợ chồng ông An mạnh dạn vay 1 tỷ đồng từ nguồn vốn ưu đãi xây 2 dãy chuồng nuôi kiên cố trên diện tích 2.000m2 và quy hoạch, cải tạo 8ha đất vườn đồi trồng cỏ voi nguyên liệu nhằm chủ động cung cấp thức ăn cho bò. Ban đầu ông thả nuôi 50 con bò, đến nay số lượng đã tăng lên 130 con.
“Hiện nay, đàn bò của tôi chủ yếu là các giống bò lai nhập về từ Bỉ và Úc. Trong tổng số 130 con, có 60 con là bò nái sinh sản và 70 con là bò thịt thương phẩm. Sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân hằng năm tôi lãi ròng khoảng 500 – 600 triệu đồng từ mô hình này” – ông An chia sẻ.
Ông Lê Anh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Quế Lộc cho hay, những năm gần đây, người dân địa phương tập trung đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi bò lai thâm canh. Ngoài trang trại lớn của ông Võ Thanh An, hiện toàn xã có khoảng 55 - 60 mô hình nuôi bò lai với số lượng từ 5 – 15 con. Bình quân mỗi lứa 1 con bò cho lãi ròng từ 9 – 11 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam, ông Trần Thiện Thắng – Trưởng phòng NN&PTNT Nông Sơn cho biết, 7 năm trở lại đây, nhất là từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và gây hại kéo dài, rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện ưu tiên nguồn lực tài chính xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản và bò thịt vỗ béo theo phương thức sản xuất hàng hóa, xem đây là hướng chủ lực trong phát triển kinh tế hộ.
“Bên cạnh nguồn vốn tự có, thời gian qua người dân địa phương đã vay khoảng 6 - 7 tỷ đồng vốn ưu đãi để đầu tư cho lĩnh vực này” – ông Thắng nói.
Ông Trần Văn Lưu – Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp Nông Sơn thông tin, tính đến cuối tháng 7.2022 tổng đàn bò ở 6 xã của huyện là 5.825 con, trong đó bò lai khoảng 3.650 con (chiếm tỷ lệ 62,7%).
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho các mô hình nuôi bò thâm canh và bán thâm canh, những năm qua nông dân địa phương đã cải tạo hàng loạt khu đất vườn tạp và chuyển nhiều ruộng lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ voi nguyên liệu với tổng diện tích không dưới 100ha.
“Ngoài trang trại bò 130 con của hộ ông Võ Thanh An ở xã Quế Lộc, hiện nay toàn huyện Nông Sơn có 5 mô hình nuôi bò lai thâm canh với quy mô từ 20 – 30 con và hơn 300 mô hình nuôi từ 5 con đến dưới 20 con. Bình quân hằng năm mỗi mô hình cho người dân mức thu nhập từ 55 - 300 triệu đồng” – ông Lưu nói.