Thời gian này, đến thôn 3 (xã Trà Vân, Nam Trà My), đi dọc theo tuyến đường Trường Sơn Đông nối từ huyện Nam Trà My với huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), những đồi rẫy thấp ven đường được phủ xanh bởi cây sắn cao sản.
Vụ sắn mới được người dân nơi đây trồng từ đầu tháng 3 đến tầm tháng 12 là có thể thu hoạch. Anh Nguyễn Ngọc Diệu ở làng ông Thanh (thôn 3, xã Trà Vân) cho biết, gia đình có gần 2ha đất rẫy, trước đây chủ yếu trồng cây keo.
Năm 2021, sau khi bán rẫy keo, gia đình quyết định trồng cây sắn và đem lại thu nhập khá cao. Vụ sắn vừa qua thương lái mua hơn 2 nghìn đồng/kg nên anh thu về hơn 85 triệu đồng.
“Ngày xưa trồng lúa rẫy, cây keo nên thu nhập chẳng được bao nhiêu, có khi còn thiếu đói mỗi khi giáp hạt. Từ ngày chuyển qua trồng sắn cao sản vừa cho năng suất cao mà còn được giá nên bà con rất phấn khởi. Bên cạnh đó, gia đình cũng trồng thêm cây quế Trà My làm của để dành sau này” - anh Diệu chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Bí thư Chi bộ thôn 3 xã Trà Vân cho biết, địa phương hiện có 175 hộ dân với hơn 700 khẩu. Trước đây, người dân chủ yếu trồng trọt tự phát, theo tập quán cũ, nên năng suất thấp khiến cuộc sống rất bấp bênh.
Thời gian qua, nhờ mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, tập trung phát triển nông nghiệp theo thế mạnh của địa phương nên đời sống của người dân dần khá lên.
“Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương rất thích hợp để trồng cây sắn, đầu ra của sản phẩm cũng ổn định do thương lái bên Quảng Ngãi qua mua nhiều. Mặc dù cây sắn chỉ mới được người dân trồng mạnh trong vài năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ở thôn có thu nhập ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo” - ông Ngọc nói.
Cũng theo ông Ngọc, từ khi mô hình trồng sắn đem lại thu nhập khá, người dân không còn mặn mà với cây keo. Trước đây những đồi rẫy ven đường rất thuận lợi trong việc trồng keo, nay đã được người dân trồng sắn thay thế.
Theo ông Nguyễn Văn Ni - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Vân, thời gian qua, địa phương chú trọng phát triển cây sắn cao sản. Năm 2021, diện tích trồng sắn trên địa bàn khoảng 20ha, chủ yếu tập trung ở thôn 2, thôn 3. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, xã đang vận động người dân phát triển diện tích trồng sắn bên cạnh trồng cây quế Trà My hoặc các loại cây lâu năm khác.
“Chúng tôi đang vận động bà con chia diện tích đất của mình ra để vừa trồng cây sắn vừa trồng cây quế. Cây sắn giúp bà con kiếm thu nhập hàng năm còn cây quế là loại cây lâu năm nhưng có thể đem lại giá trị kinh tế cao sau này. Trồng sắn kết hợp trồng cây lâu năm được xem là một trong những mô hình phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phương” - ông Ni nói.
Thời gian này, đến thôn 3 (xã Trà Vân, Nam Trà My), đi dọc theo tuyến đường Trường Sơn Đông nối từ huyện Nam Trà My với huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), những đồi rẫy thấp ven đường được phủ xanh bởi cây sắn cao sản.
Vụ sắn mới được người dân nơi đây trồng từ đầu tháng 3 đến tầm tháng 12 là có thể thu hoạch. Anh Nguyễn Ngọc Diệu ở làng ông Thanh (thôn 3, xã Trà Vân) cho biết, gia đình có gần 2ha đất rẫy, trước đây chủ yếu trồng cây keo.
Năm 2021, sau khi bán rẫy keo, gia đình quyết định trồng cây sắn và đem lại thu nhập khá cao. Vụ sắn vừa qua thương lái mua hơn 2 nghìn đồng/kg nên anh thu về hơn 85 triệu đồng.
“Ngày xưa trồng lúa rẫy, cây keo nên thu nhập chẳng được bao nhiêu, có khi còn thiếu đói mỗi khi giáp hạt. Từ ngày chuyển qua trồng sắn cao sản vừa cho năng suất cao mà còn được giá nên bà con rất phấn khởi. Bên cạnh đó, gia đình cũng trồng thêm cây quế Trà My làm của để dành sau này” - anh Diệu chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Bí thư Chi bộ thôn 3 xã Trà Vân cho biết, địa phương hiện có 175 hộ dân với hơn 700 khẩu. Trước đây, người dân chủ yếu trồng trọt tự phát, theo tập quán cũ, nên năng suất thấp khiến cuộc sống rất bấp bênh.
Thời gian qua, nhờ mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, tập trung phát triển nông nghiệp theo thế mạnh của địa phương nên đời sống của người dân dần khá lên.
“Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương rất thích hợp để trồng cây sắn, đầu ra của sản phẩm cũng ổn định do thương lái bên Quảng Ngãi qua mua nhiều. Mặc dù cây sắn chỉ mới được người dân trồng mạnh trong vài năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ở thôn có thu nhập ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo” - ông Ngọc nói.
Cũng theo ông Ngọc, từ khi mô hình trồng sắn đem lại thu nhập khá, người dân không còn mặn mà với cây keo. Trước đây những đồi rẫy ven đường rất thuận lợi trong việc trồng keo, nay đã được người dân trồng sắn thay thế.
Theo ông Nguyễn Văn Ni - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Vân, thời gian qua, địa phương chú trọng phát triển cây sắn cao sản. Năm 2021, diện tích trồng sắn trên địa bàn khoảng 20ha, chủ yếu tập trung ở thôn 2, thôn 3. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, xã đang vận động người dân phát triển diện tích trồng sắn bên cạnh trồng cây quế Trà My hoặc các loại cây lâu năm khác.
“Chúng tôi đang vận động bà con chia diện tích đất của mình ra để vừa trồng cây sắn vừa trồng cây quế. Cây sắn giúp bà con kiếm thu nhập hàng năm còn cây quế là loại cây lâu năm nhưng có thể đem lại giá trị kinh tế cao sau này. Trồng sắn kết hợp trồng cây lâu năm được xem là một trong những mô hình phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phương” - ông Ni nói.