hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Khấm khá từ mô hình trồng cây ăn quả sạch (29/11/2021)
Từ vùng đất trung du cằn cỗi, ông Nguyễn Thanh Trung (thôn Ngọc Tú, xã Tam Dân, Phú Ninh) đã chuyển đổi mạnh mẽ các loại cây trồng trong mảnh vườn và năm đầu tiên thu về hàng trăm triệu đồng.

 

Hơn 1.000 gốc ổi các loại đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Trung. Ảnh: M.L

Hơn 1.000 gốc ổi các loại đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Trung. Ảnh: M.L

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng

Dưới chân núi Chúa, thôn Ngọc Tú (xã Tam Dân) đất cằn cỗi "cày lên sỏi đá" và gần như không chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên sản xuất trồng trọt rất bấp bênh. Vì không muốn bỏ đất hoang hóa nên nhiều nông hộ chuyển sang trồng keo lá tràm.

Nhận thấy trồng cây lâm nghiệp không thể cho giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, ông Trung mạnh dạn chuyển sang trồng chuối và ổi lê Đài Loan sau khi tìm tòi nghiên cứu các loại cây trồng dễ thích nghi với vùng đất thiếu nước. 

Phải chọn thời điểm bấm cành phù hợp để cây ổi cho quả nhiều, đạt chất lượng. Ảnh: M.L

Phải chọn thời điểm bấm cành phù hợp để cây ổi cho quả nhiều, đạt chất lượng. Ảnh: M.L

Khởi đầu cho chuyển đổi mô hình trồng trọt, năm 2019, ông cải tạo mảnh vườn rộng hơn 1ha để canh tác 2 loại cây chủ lực là chuối và ổi lê. Qua nhiều năm chăm sóc, đến nay nay khu vườn của ông Nguyễn Thanh Trung có 1.000 gốc ổi lê có hạt và không hạt, ổi Thái, ổi Mỹ đang sinh trưởng, phát triển rất tốt. Không trồng đơn điệu loài ổi, trong diện tích đó còn có hàng trăm gốc chuối, để thu hoạch luân phiên.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây ăn quả, ông Trung cho biết, trồng ổi phải theo dõi, chăm sóc thường xuyên, phải chọn thời điểm cắt cành phù hợp, tránh bấm cành vào mùa lạnh, cây sẽ chậm phát triển, có khi không ra được quả nào, nên ông tranh thủ làm vào mùa nắng để cây cho quả nhiều.

Anh Trung chăm sóc những gốc măng cụt hơn 1 năm tuổi. Ảnh: M.L

Ông Trung chăm sóc những gốc măng cụt hơn 1 năm tuổi. Ảnh: M.L

Không có nhiều vốn đầu tư, nông dân Nguyễn Thanh Trung lên kế hoạch phát triển khu vườn theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài". Dành thời gian, ông thăm quan, học hỏi nhiều nơi để tìm kiếm thêm giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Được sự khuyến cáo của cán bộ trồng trọt, ông Trung đầu tư hơn 200 cây sầu riêng và măng cụt hiện đang phát triển tốt.

Nỗi lo của người nông dân này là thiên tai gió bão thường xuất hiện vào mùa mưa nên trồng cây sầu riêng đối mặt với rủi ra đổ ngã. “Sau 6 năm cây mới cho quả, nhưng nếu gặp phải như cơn bão số 9 năm 2020 thì có khi mất trắng. Tôi đang tìm cách để bảo vệ an toàn cho những gốc sầu riêng, măng cụt trước thiên tai” - ông Trung nói.

Xem "tấc đất tấc vàng" nên tận dụng phần diện tích trống, gia đình trồng xen canh các loại rau màu ngắn ngày như rau lang, bí đỏ, rau cải, rau ngót... vừa cải thiện bữa ăn hàng ngày vừa thu bán kiếm thêm thu nhập.

 
Hơn 1.000 gốc ổi các loại đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Trung. Ảnh: M.L
Hơn 1.000 gốc ổi các loại đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Trung. Ảnh: M.L

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng

Dưới chân núi Chúa, thôn Ngọc Tú (xã Tam Dân) đất cằn cỗi "cày lên sỏi đá" và gần như không chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên sản xuất trồng trọt rất bấp bênh. Vì không muốn bỏ đất hoang hóa nên nhiều nông hộ chuyển sang trồng keo lá tràm.

Nhận thấy trồng cây lâm nghiệp không thể cho giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, ông Trung mạnh dạn chuyển sang trồng chuối và ổi lê Đài Loan sau khi tìm tòi nghiên cứu các loại cây trồng dễ thích nghi với vùng đất thiếu nước. 

Phải chọn thời điểm bấm cành phù hợp để cây ổi cho quả nhiều, đạt chất lượng. Ảnh: M.L
Phải chọn thời điểm bấm cành phù hợp để cây ổi cho quả nhiều, đạt chất lượng. Ảnh: M.L

Khởi đầu cho chuyển đổi mô hình trồng trọt, năm 2019, ông cải tạo mảnh vườn rộng hơn 1ha để canh tác 2 loại cây chủ lực là chuối và ổi lê. Qua nhiều năm chăm sóc, đến nay nay khu vườn của ông Nguyễn Thanh Trung có 1.000 gốc ổi lê có hạt và không hạt, ổi Thái, ổi Mỹ đang sinh trưởng, phát triển rất tốt. Không trồng đơn điệu loài ổi, trong diện tích đó còn có hàng trăm gốc chuối, để thu hoạch luân phiên.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây ăn quả, ông Trung cho biết, trồng ổi phải theo dõi, chăm sóc thường xuyên, phải chọn thời điểm cắt cành phù hợp, tránh bấm cành vào mùa lạnh, cây sẽ chậm phát triển, có khi không ra được quả nào, nên ông tranh thủ làm vào mùa nắng để cây cho quả nhiều.

Anh Trung chăm sóc những gốc măng cụt hơn 1 năm tuổi. Ảnh: M.L
Ông Trung chăm sóc những gốc măng cụt hơn 1 năm tuổi. Ảnh: M.L

Không có nhiều vốn đầu tư, nông dân Nguyễn Thanh Trung lên kế hoạch phát triển khu vườn theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài". Dành thời gian, ông thăm quan, học hỏi nhiều nơi để tìm kiếm thêm giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Được sự khuyến cáo của cán bộ trồng trọt, ông Trung đầu tư hơn 200 cây sầu riêng và măng cụt hiện đang phát triển tốt.

Nỗi lo của người nông dân này là thiên tai gió bão thường xuất hiện vào mùa mưa nên trồng cây sầu riêng đối mặt với rủi ra đổ ngã. “Sau 6 năm cây mới cho quả, nhưng nếu gặp phải như cơn bão số 9 năm 2020 thì có khi mất trắng. Tôi đang tìm cách để bảo vệ an toàn cho những gốc sầu riêng, măng cụt trước thiên tai” - ông Trung nói.

Xem "tấc đất tấc vàng" nên tận dụng phần diện tích trống, gia đình trồng xen canh các loại rau màu ngắn ngày như rau lang, bí đỏ, rau cải, rau ngót... vừa cải thiện bữa ăn hàng ngày vừa thu bán kiếm thêm thu nhập.

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  562 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 90
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com