Nhiều sản phẩm của các HTX tại Quảng Nam đã tham gia sàn thương mại điện tử.
Nghị quyết đại hội 13 của Đảng xác định một khâu đột phá chiến lược là: “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành một thực tế bắt buộc các cấp, doanh nghiệp phải tham gia để có thể phát triển và tránh tụt hậu. Riêng khu vực HTX cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc tiếp cận chuyển đổi số, thực tế cho thấy Khi đại dịch COVID-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã buộc các HTX phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến.
Cùng với xu thế tất yếu phát triển và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, Tại Quảng Nam, nhiều HTX nông nghiệp, đặc biệt những HTX có nguồn nhân lực trẻ đã thích ứng; tích cực trong nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, đầu tư kinh phí, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các hoạt động chuyển đổi số và đã đạt được nhiều kết quả nhất định.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường và người tiêu dùng đang đề cao trách nhiệm chung trong việc hình thành thói quen thực phẩm tin cậy, minh bạch, phát triển bền vững, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã từng bước mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất tạo ra các sản phẩm sạch hơn thông qua việc sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng, có thương hiệu, xuất xứ nguồn gốc (viet gap, hữu cơ, GlobalGap, Nhật ký điện tử...đốị với trồng trọt, chăn nuôi) như các HTX: HTX NN Ái nghĩa- Đại Lộc, HTX NN Bình Đào- Thăng Bình ̣̣̣(lúa, gạo Vietgap), HTX NN Tiền Phong (gà thảo mộc)… đặt biệt có một vài đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 về thiết lập Cơ sở dữ liệu bản đồ cây trồng (HTX Trầm hương Tasiho). Trong khâu chế biến sản phẩm các HTX ngày càng chú trọng phát triển sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn thị trường và các quy định quản lý chất lượng sản phẩm, chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy), ngoài các đơn vị còn đẩy mạnh việc cải tiến bao bì, nhãn mác áp dụng mã vạch, QR code để thuận tiện cho việc nhận diện, kiểm soát, thanh toán sản phẩm… thông qua việc cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất, nhiều đơn vị như các HTX sản xuất dầu nguyên chất Bảo Tâm (dầu mè, dầu phộng), HTX Bets One (sản phẩm nhàu), HTX Hoàng Hải Tam Quang (Nấm Linh Chi, Trà túi lọc)… đã chinh phục được những đơn vị tiêu thụ lớn như Bigc, Coop mart, Vin mart và các trung tâm phân phối sản phẩm tại các tỉnh
Song song đó, để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, trong thời gian qua các HTX đã tích cực ứng dụng công nghệ trong tổ chức sản xuất như: Kiểm soát sinh trưởng, phòng ngừa sâu bệnh bằng máy bay phun thuốc Drone (HTX NN Đại Thắng); áp dụng nông nghiệp thông minh, công nghệ cao (tưới nhỏ giọt, nhà kính, thủy canh …); đầu tư và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học và sản xuất trên dây chuyền, máy móc hiện đại như: Công nghệ sấy thăng hoa của HTX Nấm Đông Trùng Hạ Thảo, máy chế biến bánh đa liên hoàn của HTX Hà Quang Minh; Hệ thống chưng cất tinh dầu của HTX Quế Trà My-Minh Phúc …
Kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng nổ và sau Đại dịch đã tạo đà cho cuộc đổi ngôi từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử. Theo đó các HTX, nhất là các HTX có nguồn nhân lực trẻ đã thích nghi và phát triển, chuyển đổi kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại, chuyển từ cửa hàng/quầy bán hàng/điểm bán trực tiếp khác sang xây dựng kênh bán hàng online trên các trang mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử, cùng với đó là Quy trình vận hành có sự cộng tác với dịch vụ số hóa: thanh toán điện tử, dịch vụ giao hàng tận nơi, tích điểm điện tử, mã khuyến mãi, Quản trị và chăm sóc khách hàng tự động: sử dụng dữ liệu điện toán đám mây, phần mềm quản lý khách hàng để thu thập, chăm sóc và quản lý tự động. Thông qua việc thay đổi phương thức bán hàng các HTX đã ngày càng cải thiện doanh thu, đồng thời mở rộng thị trường và giữ chân khách hàng hiệu quả
Đại đa số các HTX đổi mới hệ thống quản trị gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các phần mềm quản lý (kế toán, quản lý sản xuất của các thành viên)
Có thể thấy, việc chuyển đổi số hoạt động sản xuất, kinh doanh bước đầu đã làm thay đổi tổ chức và quản trị hoạt động của HTX so với phương thức quản lý truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTX. Phần lớn các HTX đã nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với tổ chức hoạt động và sự phát triển của chính đơn vị mình.