Canh tác 6 sào lúa giống ĐV108 tại cánh đồng tích tụ tập trung ruộng đất ở thôn Ngũ Xã (xã Bình Chánh), ông Lê Xuân Quang rất phấn khởi bởi vụ lúa đông xuân 2020 – 2021 vừa được mùa, được giá và được thu mua lúa tươi tại ruộng.
Ông Quang cho biết: "Trước đây nông dân sản xuất lúa cực lắm, từ làm đất, chăm sóc, thu hoạch đều làm thủ công nên tốn thời gian và hiệu quả kinh tế thấp. Chừ liên kết với HTX nên làm khỏe hơn, mọi công việc đều có máy móc của HTX làm, khi thu hoạch xong thì công ty giống đến tận ruộng thu mua lúa tươi, không cần phơi như trước đây nữa. Mỗi 1 sào làm lúa giống ĐV108 tôi bán được hơn 3,2 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng, cao hơn trước đây mà lại khỏe nữa”.
Ông Lê Đức Mật - Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Chánh (Thăng Bình) cho biết, vụ đông xuân 2020 – 2021 HTX liên kết với Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình – Chi nhánh miền Trung Tây Nguyên sản xuất 40ha lúa giống ĐV108, ML48 và Khang dân 18. Ngay từ đầu vụ nông dân được công ty tập huấn kỹ thuật từ làm đất đến chăm sóc, thu hoạch và được bao tiêu sản phẩm. Do vậy, tham gia liên kết này, nông dân không lo đầu ra, không sợ thương lái ép giá, trong quá trình sản xuất được cung cấp giống lúa chất lượng và được mua lúa tươi tại ruộng. Mỗi ký lúa tươi công ty mua với giá từ 7.000 đồng đến 7.200 đồng, tùy loại giống. Với giá thu mua này nông dân lãi mỗi sào gần 2 triệu đồng, chưa tính công phơi lúa.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết - cán bộ kỹ thuật Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình – Chi nhánh miền Trung Tây Nguyên cho biết, để có nguồn giống chất lượng cung cấp cho nông dân sản xuất ở vụ tiếp theo, công ty luôn đặt chất lượng giống lên hàng đầu. Từ khi làm đất đến thu hoạch, công ty luôn cùng với nông dân bám ruộng, kịp thời hướng dẫn nông dân phòng trừ khi xuất hiện sâu bệnh.
Ông Trần Văn Hải – Giám đốc Công ty TNHH MTV Đồng Tâm cho biết, vụ đông xuân 2020 – 2021, công ty liên kết sản xuất hơn 200ha lúa giống trên địa bàn tỉnh, tại huyện Thăng Bình công ty liên kết với HTX Nông nghiệp Bình Quý 2, xã Bình Quý sản xuất 30ha lúa giống Hà Phát 3. “Khi tham gia sản xuất lúa giống Hà Phát 3, nông dân được công ty hỗ trợ giống gốc, tập huấn kỹ thuật sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Vì vậy năng suất lúa tăng cao hơn từ 15% đến 20%, giá trị kinh tế cũng sẽ tăng 30%” - ông Hải nói.
Ông Lê Huy Trắc – Phó phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện hiện có 19 HTX, tổ hợp tác và cá nhân thực hiện liên kết sản xuất, tích tụ tập trung ruộng đất được 696ha. Trong đó có hơn 200ha liên kết với các công ty giống để sản xuất lúa giống. Trên cùng một diện tích canh tác, lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa giống cao hơn so với lúa thương phẩm. Tham gia liên kết sản xuất lúa giống, nông dân có điều kiện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập. HTX cũng có thêm nguồn thu từ dịch vụ liên kết bao tiêu sản phẩm để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Canh tác 6 sào lúa giống ĐV108 tại cánh đồng tích tụ tập trung ruộng đất ở thôn Ngũ Xã (xã Bình Chánh), ông Lê Xuân Quang rất phấn khởi bởi vụ lúa đông xuân 2020 – 2021 vừa được mùa, được giá và được thu mua lúa tươi tại ruộng.
Ông Quang cho biết: "Trước đây nông dân sản xuất lúa cực lắm, từ làm đất, chăm sóc, thu hoạch đều làm thủ công nên tốn thời gian và hiệu quả kinh tế thấp. Chừ liên kết với HTX nên làm khỏe hơn, mọi công việc đều có máy móc của HTX làm, khi thu hoạch xong thì công ty giống đến tận ruộng thu mua lúa tươi, không cần phơi như trước đây nữa. Mỗi 1 sào làm lúa giống ĐV108 tôi bán được hơn 3,2 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng, cao hơn trước đây mà lại khỏe nữa”.
Ông Lê Đức Mật - Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Chánh (Thăng Bình) cho biết, vụ đông xuân 2020 – 2021 HTX liên kết với Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình – Chi nhánh miền Trung Tây Nguyên sản xuất 40ha lúa giống ĐV108, ML48 và Khang dân 18. Ngay từ đầu vụ nông dân được công ty tập huấn kỹ thuật từ làm đất đến chăm sóc, thu hoạch và được bao tiêu sản phẩm. Do vậy, tham gia liên kết này, nông dân không lo đầu ra, không sợ thương lái ép giá, trong quá trình sản xuất được cung cấp giống lúa chất lượng và được mua lúa tươi tại ruộng. Mỗi ký lúa tươi công ty mua với giá từ 7.000 đồng đến 7.200 đồng, tùy loại giống. Với giá thu mua này nông dân lãi mỗi sào gần 2 triệu đồng, chưa tính công phơi lúa.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết - cán bộ kỹ thuật Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình – Chi nhánh miền Trung Tây Nguyên cho biết, để có nguồn giống chất lượng cung cấp cho nông dân sản xuất ở vụ tiếp theo, công ty luôn đặt chất lượng giống lên hàng đầu. Từ khi làm đất đến thu hoạch, công ty luôn cùng với nông dân bám ruộng, kịp thời hướng dẫn nông dân phòng trừ khi xuất hiện sâu bệnh.
Ông Trần Văn Hải – Giám đốc Công ty TNHH MTV Đồng Tâm cho biết, vụ đông xuân 2020 – 2021, công ty liên kết sản xuất hơn 200ha lúa giống trên địa bàn tỉnh, tại huyện Thăng Bình công ty liên kết với HTX Nông nghiệp Bình Quý 2, xã Bình Quý sản xuất 30ha lúa giống Hà Phát 3. “Khi tham gia sản xuất lúa giống Hà Phát 3, nông dân được công ty hỗ trợ giống gốc, tập huấn kỹ thuật sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Vì vậy năng suất lúa tăng cao hơn từ 15% đến 20%, giá trị kinh tế cũng sẽ tăng 30%” - ông Hải nói.
Ông Lê Huy Trắc – Phó phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện hiện có 19 HTX, tổ hợp tác và cá nhân thực hiện liên kết sản xuất, tích tụ tập trung ruộng đất được 696ha. Trong đó có hơn 200ha liên kết với các công ty giống để sản xuất lúa giống. Trên cùng một diện tích canh tác, lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa giống cao hơn so với lúa thương phẩm. Tham gia liên kết sản xuất lúa giống, nông dân có điều kiện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập. HTX cũng có thêm nguồn thu từ dịch vụ liên kết bao tiêu sản phẩm để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động.