hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Khởi sắc từ nông thôn mới (29/08/2019)
Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), cùng với lồng ghép các nguồn vốn giúp đồng bộ hóa đầu tư hạ tầng cơ sở, huyện Nam Trà My còn đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi, mở rộng trồng vườn cây dược liệu, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
Từ các nguồn vốn NTM, nhiều công trình, dự án đầu tư ở huyện Nam Trà My được hình thành, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.  Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Từ các nguồn vốn NTM, nhiều công trình, dự án đầu tư ở huyện Nam Trà My được hình thành, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

Thay đổi nhận thức

Thời gian qua, chương trình NTM ở Nam Trà My được triển khai với mục tiêu vừa hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần thay đổi tư duy, nhận thức cho đồng bào vùng cao địa phương trong công tác giảm nghèo bền vững. Với định hướng chiến lược theo lộ trình cụ thể, sau gần 10 năm triển khai, kết quả đem lại từ NTM đã giúp huyện Nam Trà My ngày một khởi sắc, nhất là trong việc mở rộng các khu tái định cư, ổn định cuộc sống người dân địa phương.

Ông Lê Quang Hồng, một người dân ở xã Trà Mai cho biết, những năm qua, từ việc thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương đã giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò, lợi ích trong việc chung sức hỗ trợ xây dựng chương trình NTM. Hiệu quả bước đầu tại một số địa phương “xã điểm” về diện mạo đời sống, cơ sở hạ tầng đã làm thay đổi cách nghĩ của nhiều người về NTM. Nhờ vậy, bên cạnh nhiệt tình tham gia hưởng ứng, nhiều người còn tích cực trong việc vận động cộng đồng cùng chung tay, góp sức, san sẻ với chủ trương chung của chính quyền địa phương. Nhiều diện tích đất vườn, đất rẫy cứ thế được đồng bào tình nguyện hiến tặng làm các công trình dân sinh ý nghĩa, các khu tái định cư mới giúp ổn định cuộc sống lâu dài. “Xã xuống tuyên truyền, già làng cùng đến để vận động. Công trình cụ thể ở một số địa phương được lấy ra để ví dụ nên người dân rất tin. Có đường để đi, có điện để thắp sáng, bà con bây giờ thấy rõ hơn về lợi ích mang lại từ chương trình NTM” - ông Hồng bộc bạch.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo NTM của huyện Nam Trà My cho biết, đến nay địa phương đã huy động được hơn 1.214 tỷ đồng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống người dân. Nhờ đó, nhiều công trình đường dân sinh, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc các xã, hệ thống kênh mương thủy lợi,… ngày càng được xây dựng khang trang, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân, góp phần hoàn thiện mục tiêu đồng bộ hóa hạ tầng cơ sở tại địa phương miền núi.

Ưu tiên giảm nghèo

Những năm qua, bằng rất nhiều giải pháp đồng bộ trong việc triển khai thực hiện NTM đã giúp bộ mặt nông thôn miền núi Nam Trà My ngày càng khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 70,89% năm 2015 xuống còn 45,88% năm 2018; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 20,5 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, tại nhiều địa phương, các dịch vụ xã hội cơ bản cũng đang bắt đầu được hình thành, đáp ứng nhu cầu phát triển, phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào địa phương.

Xác định mục tiêu xây dựng NTM gắn với công tác giảm nghèo, những năm qua, bên cạnh ưu tiên chuyển đổi các giống cây trồng từ giá trị kinh tế thấp sang cây có giá trị kinh tế cao như các loại cây dược liệu, quế Trà My,… huyện Nam Trà My còn chú trọng mở rộng phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng nhằm mở hướng giảm nghèo cho đồng bào địa phương. Điển hình như mô hình trồng, chăm sóc và di thực giống sâm Ngọc Linh tại 7/10 xã; phát triển vườn dược liệu đảng sâm, quế Trà My cùng một số loại thảo dược có giá trị kinh tế cao.

Theo ông Trần Văn Mẫn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cùng với việc lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trọng điểm, những năm qua, chính quyền địa phương còn nỗ lực trong việc tìm kiếm và đẩy mạnh giải pháp phù hợp trong công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn. Theo đó, việc ưu tiên giảm nghèo được triển khai bằng các mô hình kinh tế hiệu quả, trong đó sâm Ngọc Linh và một số loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao khác được xem là hướng đi phù hợp, khuyến khích người dân mở hướng thoát nghèo.

Do điểm xuất phát về kinh tế của Nam Trà My thấp nên việc triển khai thực hiện đồng loạt các tiêu chí của NTM gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, thời gian qua, chúng tôi cũng đã nỗ lực huy động và lồng ghép các nguồn vốn để tập trung xây dựng NTM đạt hiệu quả. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, ngoài xã Trà Mai và Trà Linh đạt chuẩn về NTM, các xã còn lại đạt trên 15 tiêu chí NTM. Cùng với chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, huyện quyết tâm phát huy tối đa nguồn lực xã hội hóa, cũng như phát huy sức mạnh và sự vào cuộc của người dân, giúp rút ngắn dần tỷ lệ hộ nghèo, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống theo các tiêu chí của NTM.

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,081 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 5 1 2 3 4 5
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com