hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đẩy mạnh thực hiện nhóm các tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (22/08/2018)
Nhóm các tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) gồm có 04 tiêu chí: Thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm và tổ chức sản xuất. Trong Chương trình NTM, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn chính là mục tiêu “cốt lõi” mà Chương trình NTM hướng đến. Xây dựng NTM phải đi lên từ hộ gia đình, nếu không có hộ gia đình có kinh tế phát triển, thì sẽ không có thôn NTM, xã NTM.

Những kết quả đạt được

“Từ nguồn vốn trực tiếp của Chương trình NTM, trong gần 3 năm qua (2016-2018) các địa phương tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ sản xuất cho người dân. Đã thực hiện xây dựng 442 công trình thủy lợi, với 388km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, cứng hóa hàng trăm km đường GTNĐ, nâng cấp, xây mới 07 công trình điện;…Qua đó, giúp người dân PTSX tốt hơn”, ông Đỗ Vạn Lộc, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh cho biết.

Bên cạnh đó, để phát huy tốt hơn nữa vai trò “bà đỡ” của HTX, tỉnh cũng đã hỗ trợ trên 10 tỷ đồng để khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX (hơn 9 tỷ đồng hỗ trợ thành lập mới và xây dựng cơ sở hạ tầng và hơn 1 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ chủ chốt làm việc lâu năm trong HTX khi nghỉ việc,...). Vì vậy, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã thể hiện tốt vai trò “bà đỡ” giúp cho kinh tế hộ phát triển.

Mô hình trồng rau sạch tại xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn

Công tác đào tạo nghề cho LĐNT được chú trọng triển khai, số lao động được hỗ trợ học nghề theo Đề án đào tạo nghề cho LĐNT là 8.295 người (nông nghiệp: 5.802 người và phi nông nghiệp: 2.493 người). Số lao động được đào tạo theo Nghị quyết số 12 của HĐND tỉnh và Quyết định số 3577 của UBND tỉnh hơn 1.815 người (trong đó, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 70%).

Ngoài ra, Chương trình KH&CN đã tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách trong sản xuất góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Một số đề tài, dự án KH-CN cấp huyện có tính ứng dụng cao trong thực tế như các đề tài: Khảo nghiệm tính thích nghi của cây bưởi da xanh tại huyện Bắc Trà My, xây dựng mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng tại xã Quế Phú, xây dựng mô hình trồng và phát triển nấm lim xanh tại huyện Đông Giang, xây dựng mô hình và chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá Diêu Hồng trong lồng trên sông tại huyện Duy Xuyên,...

Cùng với cơ chế hỗ trợ PTSX của tỉnh và nhiều cách làm hay, sáng tạo ở các địa phương, đến cuối năm 2017, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của toàn tỉnh đạt 27,6 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,28%.

Mục tiêu đề ra

Tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến cuối năm 2020, có trên 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí thu nhập (thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2015), 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân ít nhất 5%/năm, trong đó các huyện nghèo, xã nghèo giảm ít nhất 7%/năm), 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí lao động có việc làm và 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí tổ chức sản xuất. Để thực hiện đạt được các mục tiêu này là nhiệm vụ hết sức khó khăn vì tỉnh ta có đến 9/18 đơn vị cấp huyện là các huyện miền núi (trong đó có 6 huyện miền núi cao với tỷ lệ hộ nghèo rất cao trên 45%) và thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn mới chỉ đạt trên dưới 15 triệu đồng/người/năm.

Để đạt mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, như: Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh PTSX, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Các huyện miền núi cần thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời thực hiện tốt các cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu đặc thù của từng vùng. Xây dựng, ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để tập trung chỉ đạo, thực hiện; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tiếp tục kêu gọi, đầu tư, đồng thời hướng dẫn, tạo mọi điều kiện khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về giảm nghèo của Trung ương và các chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh, như: Nghị quyết số 02 về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững và Nghị quyết số 05 về phát triển KT-XH miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 12 về phát triển KT-XH miền núi và Nghị quyết số 13 về chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững của HĐND tỉnh. Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình NTM, Chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác hiện đang thực hiện trên địa bàn để hỗ trợ người dân PTSX, bố trí đất sản xuất cho các hộ nghèo, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân đăng ký thoát nghèo và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho LĐNT và chính sách đào tạo cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn và đưa các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động về nông thôn để tạo việc làm ổn định, lâu dài cho LĐNT.

Củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Tiếp tục hỗ trợ PTSX liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Đa dạng hóa hình thức liên kết (liên kết giữa các hộ sản xuất để thành HTX, tổ hợp tác; giữa HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp để hình thành các hiệp hội, ngành hàng,...). Xây dựng các mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm tạo chuyển biến căn bản về tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, gắn với phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực.

Chương trình NTM là một chương trình lớn của Đảng, Nhà nước và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc tập trung PTSX, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân chính là một trong những cách làm mang lại hiệu quả và sự bền vững cao nhất.

P.T.S

Lượt xem:  1,086 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 63 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com