hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam (11/01/2018)
Bộ Khoa học và công nghệ vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh), thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
Bộ Trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh thăm vườn sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My
Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh (trái) thăm vườn sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My vào năm 2017. Ảnh: HOÀNG THỌ

Mục tiêu tổng quát của đề án nhằm phát triển bền vững sản phẩm hàng hóa từ sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác tiềm lực về khoa học công nghệ trong nghiên cứu sản xuất giống, dược liệu sâm Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc gia (sau đây gọi là dược liệu sâm Việt Nam) và sản phẩm chế biến từ sâm Việt Nam có chất lượng cao ở quy mô công nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể của đề án, về kinh tế - xã hội: xây dựng được hệ thống doanh nghiệp phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến thương mại các sản phẩm hàng hóa sâm Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, khẳng định và nâng dần giá trị của sâm Việt Nam trên trường quốc tế, gia tăng giá trị tổng sản phẩm từ sâm Việt Nam đạt trung bình 30%/năm. Góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân tộc thiểu số, miền núi tại địa bàn trồng sâm Việt Nam tại 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Hình thành và phát triển được vùng nguyên liệu và các sản phẩm từ sâm Việt Nam với quy mô tương đương 50 tấn dược liệu sâm Việt Nam/năm, hướng tới 500 tấn dược liệu sâm Việt Nam/năm vào năm 2030.

Về mục tiêu khoa học và công nghệ: làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất giống, trồng tập trung, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, chế biến sau thu hoạch và sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ sâm Việt Nam trên toàn quốc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, quy mô và giá trị của sản phẩm từ sâm Việt Nam. Nâng cao được tiềm lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản xuất, thương mại cho các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp sản xuất thương mại sản phẩm từ sâm Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế. Xây dựng được chiến lược và giải pháp thực hiện việc bảo hộ, khai thác và thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển bền vững sâm Việt Nam.

Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của đề án: nghiên cứu ứng dụng công nghệ để chọn lọc giống chất lượng cao và sản xuất giống ở quy mô công nghiệp; nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác tập trung sâm Việt Nam đồng bộ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả; nghiên cứu phát triển đa dạng hóa sản phẩm chất lượng cao từ sâm Việt Nam; nghiên cứu đánh giá tác dụng dược lý và hiệu quả lâm sàng để khẳng định giá trị của sản phẩm từ sâm Việt Nam.

Ngoài ra, hoàn thiện quy trình công nghệ và đầu tư sản xuất giống sâm Việt Nam chất lượng cao đạt tổng quy mô 5 triệu cây giống/năm, trong đó quy mô mỗi dự án sản xuất không dưới 1 triệu cây giống/năm. Hoàn thiện quy trình công nghệ và đầu tư sản xuất tập trung dược liệu sâm Việt Nam đạt tổng sản lượng 50 tấn/năm, trong đó quy mô mỗi dự án sản xuất đạt sản lượng không dưới 5 tấn/năm. Hoàn thiện quy trình công nghệ và đầu tư sản xuất sản phẩm chất lượng cao từ sâm Việt Nam đạt tổng quy mô giá trị tương đương với 2.000 tỷ đồng/năm, trong đó quy mô mỗi dự án sản xuất sản phẩm từ sâm Việt Nam không dưới 100 tỷ đồng/năm. Hỗ trợ tối thiểu 10 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, thương mại sản phẩm từ sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến thương mại các sản phẩm hàng hóa sâm Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Thực thi đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm.

Hỗ trợ kinh phí để đầu tư mới hoặc nâng cấp các cơ sở nghiên cứu được giao nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về sâm Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế. Hỗ trợ kinh phí để tăng cường và nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, thương mại sản phẩm từ sâm Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Tổ chức đào tạo trong nước, hợp tác đào tạo với nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ khoa học và nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững sâm Việt Nam.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ về sử dụng đất, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường để khuyến khích, hỗ trợ mọi đối tượng tham gia phát triển sâm Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện việc bảo hộ, khai thác và thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển bền vững sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam.

Theo đề án, sản phẩm dự kiến, về quy trình công nghệ phải có quy trình công nghệ và thiết bị phù hợp nhằm: sản xuất giống sâm Việt Nam chất lượng cao, đạt quy mô tối thiểu 1 triệu cây giống/năm; sản xuất tập trung dược liệu sâm Việt Nam đồng bộ từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch đến sơ chế biến, bảo quản với quy mô tối thiểu đạt sản lượng 5 tấn dược liệu sâm Việt Nam/năm; sản xuất sản phẩm từ sâm Việt Nam, trong đó có tối thiểu 10 sản phẩm có doanh thu không dưới 100 tỷ đồng/sản phẩm/năm.

Về mô hình, sản phẩm hàng hóa: tối thiểu 5 doanh nghiệp sản xuất giống sâm Việt Nam chất lượng cao đạt tổng quy mô 5 triệu cây giống/năm, trong đó có tối thiểu 3 doanh nghiệp sản xuất với quy mô không dưới 1 triệu cây giống/năm. Tối thiểu 10 doanh nghiệp sản xuất tập trung dược liệu sâm Việt Nam đạt tổng sản lượng 50 tấn/năm, trong đó có ít nhất 5 doanh nghiệp có quy mô sản lượng không dưới 5 tấn/năm. Tối thiểu 10 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, thương mại sản phẩm từ sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến thương mại đạt doanh thu không dưới 100 tỷ đồng/năm. Tối thiểu 50 sản phẩm hàng hóa đa dạng từ sâm Việt Nam, trong đó có ít nhất 10 sản phẩm đạt doanh thu không dưới 100 tỷ đồng/năm.

Về công bố, đào tạo: công bố được ít nhất 50 bài báo liên quan đến sâm Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó có tối thiểu 20 bài báo được công bố trong các tạp chí chuyên ngành quốc tế. Đào tạo được ít nhất 5 tiến sĩ, 10 thạc sĩ có khả năng nghiên cứu chuyên sâu về sâm Việt Nam và 50 cán bộ kỹ thuật trình độ cao, 200 người dân địa phương làm chủ được công nghệ sản xuất giống, dược liệu và các sản phẩm từ Sâm Việt Nam.

Ngoài ra, có hệ thống chính sách đồng bộ về sử dụng đất, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường để khuyến khích, hỗ trợ mọi đối tượng tham gia phát triển sâm Việt Nam. Chiến lược, hướng dẫn thực hiện việc bảo hộ, khai thác và thực thi có hiệu quả các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển bền vững sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam.

V.H

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,282 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Trang 1 / 8 1 2 3 4 5 6 7 8
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com