hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2018 (08/01/2018)
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2018.

Theo đó, đối với công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, UBND tỉnh yêu cầu cần phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh đến từng địa phương đứng điểm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Hướng dẫn, giám sát Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh là đơn vị thường trực, trực tiếp tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; tham mưu kịp thời các tình huống khi có dịch bệnh xảy ra. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y, không để thiếu hóa chất, vắc-xin, vật tư cần thiết khác (nếu có)... phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

Trước và đầu vụ nuôi theo lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT, tổ chức thanh tra theo 02 đợt, mỗi đợt dự kiến 10 ngày, nhằm tăng cường công tác thanh kiểm tra, quản lý giống thủy sản nhập vào tỉnh, chỉ cho phép thả nuôi đối với tôm giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.  Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y thủy sản; các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kinh doanh thuốc thú y ngoài danh mục hoặc kinh doanh các chất cấm trong chăn nuôi.

Đối với các giải pháp về kỹ thuật gồm có: Tiêm vắc-xin; Giám sát dịch bệnh; Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch; Vệ sinh, khử trùng tiêu độc; Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y; Quản lý người hành nghề thú y; Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Đối với các giải pháp về thông tin tuyên truyền, tập huấn: Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật. Tuyên truyền đến chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản các biện pháp phòng chống dịch bệnh, mùa vụ sản xuất, quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh động vật. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật, chuyên môn về thú y, nhằm nâng cao trình độ cho hệ thống thú y cấp xã, Trưởng thôn và lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch…Khi phát hiện động vật mắc bệnh chết đột ngột, không rõ nguyên nhân, khai báo ngay với Trưởng thôn và nhân viên thú y trên địa bàn; đồng thời thông tin về Chi cục Thú y theo số điện thoại đường dây nóng 800115 hoặc 0235.3859473.

UBND tỉnh yêu cầu UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn quản lý theo phân công, phân cấp quy định. Chỉ đạo củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện công tác phòng, chống dịch theo Kế hoạch phòng, chống dịch của UBND tỉnh và của từng địa phương. Xử lý các trường hợp vi phạm về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi...

Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch theo từng tình huống dịch bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Theo dõi tình hình, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh động vật cụ thể khi có dịch bệnh xảy ra.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Phối hợp với ngành Y tế chia sẻ thông tin, phối hợp phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện...

Ngoài ra, UBND tỉnh đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh có chương trình, kế hoạch chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; vận động hội viên, đoàn viên thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trong gia đình và cộng đồng. Tham gia giám sát các nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch để tránh thất thoát, lãng phí./.

Thùy Dung

Lượt xem:  1,085 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 8 1 2 3 4 5 6 7 8
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com