hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Quản lý dịch bệnh trên vật nuôi dựa vào cộng đồng ở xã Đại hồng: Những kết quả khả quan (22/01/2015)
Mô hình “Quản lý dịch bệnh trên vật nuôi dựa vào cộng đồng” tại xã Đại Hồng đang được người dân tích cực hưởng ứng.

 Đại Hồng là xã có tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định với đàn trâu trên 600 con, đàn bò 1.253 con, đàn heo 3.495 con và đàn gia cầm 33.000 con.. Nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi, thời gian qua, xã Đại Hồng đã chú trọng trong công tác tiêm phòng vắc xin trên đàn gia súc, gia cầm tại địa phương. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi, chỉ đạt 60 - 70% so với chỉ tiêu đề ra. Năm 2014, được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện, mô hình “Quản lý dịch bệnh trên vật nuôi dựa vào cộng đồng” đã được triển khai tại xã Đại Hồng, bước đầu phát huy hiệu quả, được người dân tham gia mô hình hưởng ứng mạnh mẽ.

Nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sạch bệnh, đàn heo của gia đình chị Nở phát triển tốt. Ảnh: B.L
Nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sạch bệnh, đàn heo của gia đình chị Nở phát triển tốt. Ảnh: B.L
Mô hình thu hút khoảng 30 hộ chăn nuôi có 30 - 50 con gia súc trở lên và được chia thành 2 nhóm hộ, được tổ chức tập huấn, sinh hoạt, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi theo nhóm. Mỗi nhóm được hỗ trợ 30 bộ dụng cụ thú y, 2 dụng cụ bảo quản vắc xin, thuốc thú y... phục vụ cho việc học tập, trình diễn mô hình. Các hộ tham gia mô hình thường xuyên sinh hoạt định kỳ, được đào tạo kiến thức sử dụng vật tư, thuốc thú y, chẩn đoán bệnh cho vật nuôi và xử lý một số bệnh từ đơn giản tới khó, đồng thời được kỹ thuật viên, cán bộ thú y trực tiếp giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề chăn nuôi. Ông Lê Cao Khánh - cán bộ Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện chia sẻ, mô hình chọn thôn Phước Lâm và thôn Lập Thuận của xã Đại  Hồng là 2 thôn có hộ chăn nuôi lớn nhưng lại có tỷ lệ tiêm phòng trên đàn vật nuôi thấp nhất xã để triển khai thực hiện. Mục tiêu là tuyên truyền đến người dân về ý thức áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi đạt hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sau 10 tháng triển khai mô hình đã cho kết quả rất khả quan. Tỷ lệ vật nuôi được bảo hộ đạt gần 100% hộ, cơ sở an toàn dịch bệnh đạt 98%, 100% vật nuôi trong chương trình được tiêm phòng...
 
Chị Nguyễn Thị Nở ở thôn Phước Lâm là một trong những hộ dân tham gia mô hình có đàn heo 50 con trên diện tích chuồng trại gần 100m2. Trước đây, gia đình chị nuôi heo với số lượng lớn và do không nắm vững kỹ thuật, không phòng ngừa dịch bệnh nên gia đình chị từng bị thiệt hại khi đàn heo bị dịch bệnh. Bây giờ tham gia mô hình, đàn heo của chị phát triển tốt, nhờ đó kinh tế gia đình chị được cải thiện rõ rệt. Đàn heo của chị được nuôi theo hình thức quay vòng, ở thời điểm nào chị cũng có sản phẩm để bán ra thị trường. “Tôi chú trọng học hỏi, tới nay cũng có chút ít kinh nghiệm, đặc biệt là được hỗ trợ từ khi tham gia mô hình, tôi đã biết tới kỹ thuật phòng bệnh, chăm sóc cho đàn vật nuôi như cải thiện chuồng trại để hạn chế ô nhiễm môi trường bằng đệm lót hay làm hầm rút kiên cố, vệ sinh sạch sẽ, chống rét, kỹ thuật cho ăn để vật nuôi mau lớn... Tôi đã có thể tự tay điều trị cho đàn heo đối với một số bệnh thường gặp, chỉ tình huống khó khăn lắm mới nhờ tới thú y can thiệp” - chị Nở cho biết. Ngoài gia đình chị Nở, ở 2 thôn Lập Thuận và Phước Lâm, nhiều hộ dân chăn nuôi với số lượng lớn đã có điều kiện tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả từ mô hình như ông Trương Bảy, bà Nguyễn Thị Bảy, bà Trần Thị Thủy.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ích Khiêm - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hồng cho hay: “Sau một thời gian triển khai mô hình, có thể thấy nhận thức của người dân về công tác tiêm phòng dịch bệnh, ý thức gìn giữ môi trường và kỹ thuật chăn nuôi của người dân bước đầu đã tăng lên rõ rệt. Khi tham gia mô hình, hầu hết các hộ chăn nuôi trên địa bàn được hỗ trợ kỹ thuật, được tham gia sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm theo nhóm nên họ có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi an toàn sạch bệnh. Thông qua sinh hoạt nhóm, họ cũng thường chia sẻ với nhau về tình hình giá cả thị trường, liên kết trong khâu tiêu thụ, không bị tư thương ép giá như trước”.
 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,793 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 22 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com