hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hội Nông dân: Từng bước khẳng định vị thế (28/11/2014)
Sau 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Nâng cao vao trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2020-2030” và 3 năm thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, vai trò, vị thế của Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đang ngày càng được củng cố, nâng cao; góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo sự chuyển biến mạnh trong công cuộc giảm nghèo.

 Xác định phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ nòng cốt của tổ chức Hội, trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các cấp triển khai nhiều nhiệm vụ mang tính chiến lược, tạo bước đột phá mọi mặt cho “tam nông”.

 

 
 
Mô hình chăn nuôi bò lai đem lại hiệu quả kinh tế cao tại Hiệp Đức
 
 
Trước hết, Hội Nông dân các cấp đã tập trung nguồn lực vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi đây được xem như là chìa khóa để người nông dân vươn lên làm giàu, khai thác tiềm năng vốn có trên chính địa phương mình sinh sống. Mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế, nhưng trong những năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh thuộc Hội Nông dân tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn trong tỉnh, trực tiếp dạy nghề và cấp chứng chỉ cho nghề cho hơn 4.761 lao động nông thôn với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Trong đó, tập trung vào các ngành nghề chủ yếu như: sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, trồng rau an toàn, sản xuất hàng mây tre đan, dệt thổ cẩm, may công nghiệp, kỹ thuật nuôi rắn mối…Nhìn chung, sau khi hoàn thành các khóa đào tạo nghề, các học viên đã có việc làm ổn định, hoặc phát triển kinh tế hộ gia đình đem lại hiệu quả kinh tế cao từ các ngành nghề đã được học. Song song với đó, Hội cũng đã triển khai mô hình dịch vụ bán phân bón trả chậm, cung ứng gần 1.000 tấn phân vô cơ đảm bảo chất lượng, làm lợi cho các hộ nông dân hàng triệu đồng; được các cấp, các ngành cũng như hội viên nông dân hưởng ứng tích cực.
 
Cùng với đó, Hội Nông dân cũng đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện hiệu quả nhiệm vụ về phát triển kinh tế- văn hóa nông nghiệp, nông thôn. Tiêu biểu như, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức thành công phong trào thi đua nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi, giai đoạn 2012-2014; Qua tổng kết, đã có gần 156 nghìn hộ đăng kí, chiếm 63% so với hộ nông dân và qua bình xét đã tôn vinh gần 77 nghìn hộ đạt danh hiệu nông dân SX-KDG các cấp; trong đó, cấp cơ sở có hơn 62 nghìn hộ; cấp huyện, thành phố có hơn 12 nghìn hộ; cấp tỉnh có hơn 2,3 nghìn hộ và 67 hộ đạt cấp Trung ương. So với giai đoạn 2009-2011, số hộ nông dân đạt danh hiệu SX-KDG các cấp tăng hơn 14 nghìn hộ. Phong trào nông dân thi đua SX-KDG giai đoạn đoạn 2012-2014 đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng; nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư vay vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi; phát huy tiềm năng lợi thế ở địa phương tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều gương nông dân điển hình trong lao động sản xuất với nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm. Qua đó, giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 1,5 nghìn lao động, trong đó có trên 700 lao động có việc làm thường xuyên, hơn 3,5 nghìn lao động có việc làm theo mùa vụ; đồng thời giúp đỡ vốn, cây, con giống cho hơn 5 nghìn lượt hộ nông dân; giúp hơn 4,5 nghìn hộ nông dân thoát nghèo và đang vươn lên làm ăn khá giả…
 
 
Nhiều gương điển hình nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi được tuyên dương, khen thưởng
 
Đồng thời tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học- kỹ thuật cho hội viên nông dân; tổ chức các hoạt động khuyến nông-lâm-ngư ; hướng dẫn và trình diễn nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp được dân tham gia tích cực. Đơn cử như mô hình trồng rau an toàn ở Thăng Bình, Duy Xuyên; nuôi gà thả vườn ở Bắc Trà My; nuôi cá nước ngọt ở Phú Ninh; làm vườn cây cảnh tại Hội An…Bên cạnh đó, trong năm 2014 Hội Nông dân tỉnh cũng đã phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho 60 cán bộ Hội các cấp. Không dừng lại ở đó, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên- Môi Trường triển khai thí điểm dự án “Thu gom phân loại và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường nông thôn”; mở 12 lớp truyền thông về công tác bảo vệ môi trường; 5 lớp tập huấn về biến đổi khí hậu cho gần 500 lượt người tham dự…Thông qua những hoạt động đó, đã nâng cao ý thức của người dân, góp phần làm giảm tác hại của biến đổi khí hậu.
 
Đặc biệt, Hội Nông dân các cấp đã thực sự phát huy vai trò ‘bà đỡ” khi phối hợp với Ngân hàng Chính sách-xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thực hiện ủy thác nguồn vốn cho hội viên hội nông dân vay đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh. Tính đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ủy thác cho vay thông kênh Hội Nông dân các cấp hơn 1 nghìn tỷ đồng, giải quyết cho 55.208 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thực hiện tín chấp hơn 70 tỷ đồng, cho 1.540 hộ nông dân vay phát triển sản xuất- kinh doanh. Nhờ đó, đời sống hội viên hội nông dân ngày càng cải thiện, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá, giàu, thậm chí tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động khác; góp phần tạo điều kiện cho công tác Hội và phong trào nông dân từng bước phát triển bền vững.
 
Ngoài việc chú trọng tạo điều kiện cho hội viên hội nông dân phát triển kinh tế, các hoạt động về văn hóa, thể thao cũng được Hội Nông dân các cấp chú trọng. Trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giải bóng chuyền “Bông lúa vàng” nông dân định kỳ 2 năm một lần; các lễ hội văn hóa- thể thao cho đồng bào các dân tộc miền núi; lễ hội văn hóa miền biển…Qua đó, tạo ra những sân chơi lành mạnh cho hội viên nông dân, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa vùng miền.
 
“Chính việc xác định rõ vai trò của Hội Nông dân và giai cấp nông dân là nòng cốt, trung tâm và chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dụng nông thôn mới nên nhiều địa phương quan tâm đầu tư, tạo điều kiện nhất định cho tổ chức Hội và phong trào nông dân phát triển vững mạnh, nhất là phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới, các hoạt động dạy nghề, chuyển giao khoa học- kỹ thuật, tạo vốn cho nông dân…được phối hợp thực hiện đạt hiệu quả ở một số đơn vị như: Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi thành, Thăng Bình…nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến với cách làm hay, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, các mô hình kinh tế tập thể, liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ nông dân có hiệu quả xuất hiện ngày càng nhiều…”- ông Vũ Văn Thẩm- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết.
 
Có thể khẳng định, sau 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Nâng cao vao trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2020-2030” và 3 năm thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, vị trí, vai trò, trách nhiệm cũng như công tác Hội và phong trào nông dân các cấp được nâng cao, hoạt động thiết thực hiệu quả hơn; đội ngũ cán bộ Hội từng bước được trưởng thành về mọi mặt, tập hợp và thu hút đông đảo quần chúng nông dân vào tổ chức Hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
 

Thúy Hằng(quangnam.gov.vn)

Lượt xem:  1,708 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 21 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com