Tạo dấu ấn
Là huyện trung du bán sơn địa, Tiên Phước có tiềm năng và lợi thế lớn về phát triển nông - lâm nghiệp, kinh tế vườn - trang trại (KTV-TT) với nhiều loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Tiên Phước có tổng cộng 14 xã thực hiện chương trình NTM. Đến cuối năm 2021, bình quân số tiêu chí đạt chuẩn của 1 xã là 17,36 tiêu chí/xã (theo bộ tiêu chí cũ). Có 11 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, 3 xã còn lại phấn đấu về đích cuối năm nay. Đối với xây dựng huyện NTM, Tiên Phước đã đạt 3/9 tiêu chí gồm quy hoạch, điện, an ninh trật tự - hành chính công; 6 tiêu chí còn lại đạt hơn 70%; phấn đấu đến cuối năm 2023 đạt 9/9 tiêu chí của Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết, những năm qua phong trào chỉnh trang, cải tạo, mở mới vườn đồi và chuyển đổi ruộng lúa một vụ, đất trồng keo lai sang trồng các loại cây ăn quả phát triển mạnh.
Hiện tổng diện tích vườn toàn huyện là 5.882ha, tăng 463ha so với năm 2017. Trong đó, diện tích vườn được cải tạo, chỉnh trang và cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả cao là 3.984ha.
Diện tích các loại cây trồng chủ lực ở Tiên Phước cũng không ngừng tăng lên. Toàn huyện có hơn 81ha tiêu, gần 275ha bưởi, 300ha lòn bon, hơn 458ha măng cụt...
Có 549 mô hình trồng cây ăn quả, 110 mô hình trồng tiêu Tiên Phước từ 100 - 1.000 chói. Giá trị thu nhập từ KTV tăng bình quân từ 60 triệu đồng/ha năm 2015 lên 120 triệu đồng/ha năm 2021.
Hầu hết loại cây ăn quả cho người dân mức thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa và trồng keo lai. Nếu cách đây 7 năm, thu nhập từ KTV bình quân 1 hộ đạt 30 triệu đồng thì đến năm 2021 tăng lên 50 triệu đồng. Năm 2021, lĩnh vực KTV đạt giá trị hơn 390,4 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
Bên cạnh việc nỗ lực tạo dựng nhiều mô hình kiểu mẫu về KTV-TT, Tiên Phước còn sở hữu nhiều di tích, danh thắng, làng cổ, nhà cổ, không gian vườn sinh thái, văn hóa đá... nên rất thuận lợi để huyện phát triển mạnh lĩnh vực du lịch.
Theo ông Nguyễn Hùng Anh, toàn huyện có 34 di tích, danh thắng đã được công nhận, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia là Nhà lưu niệm Quyền Chủ tịch Nước Huỳnh Thúc Kháng, Khu căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam, Cuộc đấu tranh Cây Cốc, Làng cổ Lộc Yên.
Người dân trong huyện còn lưu giữ 110 ngôi nhà cổ có niên đại hơn 150 năm. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh hữu tình như bãi đá Lò Thung, thác Ồ Ồ, Hang Dơi, Hố Quờn...
Xây dựng hình mẫu
Tiên Phước được Tỉnh ủy và UBND tỉnh chọn xây dựng huyện trung du - miền núi của khu vực duyên hải miền Trung đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về phát triển KTV-TT gắn với du lịch sinh thái giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 12.4.2021 Huyện ủy Tiên Phước ban hành Nghị quyết 03 về đẩy mạnh phát triển KTV-TT, du lịch sinh thái gắn với xây dựng bản sắc văn hóa thuần Việt giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 8.3.2022, UBND huyện ban hành Quyết định 460 phê duyệt Đề án phát triển KTV-TT giai đoạn 2022 - 2025.
Mục tiêu là đến năm 2025 diện tích KTV-TT toàn huyện đạt hơn 8.000ha, trong đó măng cụt hơn 1.000ha, bưởi hơn 500ha, sầu riêng hơn 500ha; phấn đấu đưa tỷ trọng về giá trị KTV-TT đạt ít nhất 40% trong tổng cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông dân và chiếm tỷ trọng ít nhất 40% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện; giá trị sản xuất KTV-TT tăng từ 120 triệu đồng/ha năm 2021 lên hơn 180 triệu đồng/ha năm 2025.
Theo ông Nguyễn Hùng Anh, để khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh, xây dựng thành công huyện NTM kiểu mẫu về phát triển KTV-TT, du lịch sinh thái giai đoạn 2021 - 2025, thời gian tới Tiên Phước sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Theo đó, huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt theo từng nhóm xã, phấn đấu đến cuối năm 2022 toàn bộ 14 xã đều đạt chuẩn NTM. Khuyến khích thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, tăng cường huy động nguồn vốn từ cộng đồng và doanh nghiệp cho xây dựng NTM kiểu mẫu...
Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn, ưu tiên các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, trồng các loại cây ăn quả và cây đặc sản bản địa.
Hoàn thành công tác quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các vùng sản xuất tập trung, gồm Tiên Châu - Tiên Hà khoảng 442ha, Tiên Hiệp - Tiên Ngọc 470ha, suối Ba Cây (Tiên Lãnh) 350ha, suối Dưa (Tiên Lập) 210ha... Tiên Phước cũng sẽ nỗ lực thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn và tôn tạo hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.
Tạo dấu ấn
Là huyện trung du bán sơn địa, Tiên Phước có tiềm năng và lợi thế lớn về phát triển nông - lâm nghiệp, kinh tế vườn - trang trại (KTV-TT) với nhiều loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Tiên Phước có tổng cộng 14 xã thực hiện chương trình NTM. Đến cuối năm 2021, bình quân số tiêu chí đạt chuẩn của 1 xã là 17,36 tiêu chí/xã (theo bộ tiêu chí cũ). Có 11 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, 3 xã còn lại phấn đấu về đích cuối năm nay. Đối với xây dựng huyện NTM, Tiên Phước đã đạt 3/9 tiêu chí gồm quy hoạch, điện, an ninh trật tự - hành chính công; 6 tiêu chí còn lại đạt hơn 70%; phấn đấu đến cuối năm 2023 đạt 9/9 tiêu chí của Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết, những năm qua phong trào chỉnh trang, cải tạo, mở mới vườn đồi và chuyển đổi ruộng lúa một vụ, đất trồng keo lai sang trồng các loại cây ăn quả phát triển mạnh.
Hiện tổng diện tích vườn toàn huyện là 5.882ha, tăng 463ha so với năm 2017. Trong đó, diện tích vườn được cải tạo, chỉnh trang và cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả cao là 3.984ha.
Diện tích các loại cây trồng chủ lực ở Tiên Phước cũng không ngừng tăng lên. Toàn huyện có hơn 81ha tiêu, gần 275ha bưởi, 300ha lòn bon, hơn 458ha măng cụt...
Có 549 mô hình trồng cây ăn quả, 110 mô hình trồng tiêu Tiên Phước từ 100 - 1.000 chói. Giá trị thu nhập từ KTV tăng bình quân từ 60 triệu đồng/ha năm 2015 lên 120 triệu đồng/ha năm 2021.
Hầu hết loại cây ăn quả cho người dân mức thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa và trồng keo lai. Nếu cách đây 7 năm, thu nhập từ KTV bình quân 1 hộ đạt 30 triệu đồng thì đến năm 2021 tăng lên 50 triệu đồng. Năm 2021, lĩnh vực KTV đạt giá trị hơn 390,4 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
Bên cạnh việc nỗ lực tạo dựng nhiều mô hình kiểu mẫu về KTV-TT, Tiên Phước còn sở hữu nhiều di tích, danh thắng, làng cổ, nhà cổ, không gian vườn sinh thái, văn hóa đá... nên rất thuận lợi để huyện phát triển mạnh lĩnh vực du lịch.
Theo ông Nguyễn Hùng Anh, toàn huyện có 34 di tích, danh thắng đã được công nhận, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia là Nhà lưu niệm Quyền Chủ tịch Nước Huỳnh Thúc Kháng, Khu căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam, Cuộc đấu tranh Cây Cốc, Làng cổ Lộc Yên.
Người dân trong huyện còn lưu giữ 110 ngôi nhà cổ có niên đại hơn 150 năm. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh hữu tình như bãi đá Lò Thung, thác Ồ Ồ, Hang Dơi, Hố Quờn...
Xây dựng hình mẫu
Tiên Phước được Tỉnh ủy và UBND tỉnh chọn xây dựng huyện trung du - miền núi của khu vực duyên hải miền Trung đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về phát triển KTV-TT gắn với du lịch sinh thái giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 12.4.2021 Huyện ủy Tiên Phước ban hành Nghị quyết 03 về đẩy mạnh phát triển KTV-TT, du lịch sinh thái gắn với xây dựng bản sắc văn hóa thuần Việt giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 8.3.2022, UBND huyện ban hành Quyết định 460 phê duyệt Đề án phát triển KTV-TT giai đoạn 2022 - 2025.
Mục tiêu là đến năm 2025 diện tích KTV-TT toàn huyện đạt hơn 8.000ha, trong đó măng cụt hơn 1.000ha, bưởi hơn 500ha, sầu riêng hơn 500ha; phấn đấu đưa tỷ trọng về giá trị KTV-TT đạt ít nhất 40% trong tổng cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông dân và chiếm tỷ trọng ít nhất 40% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện; giá trị sản xuất KTV-TT tăng từ 120 triệu đồng/ha năm 2021 lên hơn 180 triệu đồng/ha năm 2025.
Theo ông Nguyễn Hùng Anh, để khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh, xây dựng thành công huyện NTM kiểu mẫu về phát triển KTV-TT, du lịch sinh thái giai đoạn 2021 - 2025, thời gian tới Tiên Phước sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Theo đó, huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt theo từng nhóm xã, phấn đấu đến cuối năm 2022 toàn bộ 14 xã đều đạt chuẩn NTM. Khuyến khích thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, tăng cường huy động nguồn vốn từ cộng đồng và doanh nghiệp cho xây dựng NTM kiểu mẫu...
Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn, ưu tiên các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, trồng các loại cây ăn quả và cây đặc sản bản địa.
Hoàn thành công tác quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các vùng sản xuất tập trung, gồm Tiên Châu - Tiên Hà khoảng 442ha, Tiên Hiệp - Tiên Ngọc 470ha, suối Ba Cây (Tiên Lãnh) 350ha, suối Dưa (Tiên Lập) 210ha... Tiên Phước cũng sẽ nỗ lực thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn và tôn tạo hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.