Chuyển biến
Ớt A riêu đã và đang được nhiều hộ ở thôn A Sờ nói riêng, xã Mà Cooih (Đông Giang) nói chung chăm sóc và bước đầu tạo nên sản phẩm hàng hóa. Đáng chú ý, Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp Mà Cooih những năm qua phối hợp với nhà chuyên môn, ngành chức năng tập huấn, phổ biến về kỹ thuật trồng, gieo ươm cây giống, đồng thời thu mua ớt tươi của người dân về sơ chế cung cấp ra thị trường.
HTX này cũng là địa chỉ đón nhận các chương trình, dự án như NTM, khuyến công hỗ trợ về nguồn vốn, vườn ươm công suất 240 nghìn cây/năm, trang thiết bị chuyên dụng để phát triển sản phẩm hàng hóa ớt A riêu (đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh).
Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Mà Cooih - ông Trần Quốc Trí cho biết, đơn vị đảm nhận cung cấp cây ớt giống, hướng dẫn về mặt kỹ thuật, hỗ trợ phân bón cho 200 hộ dân trên địa bàn trồng với diện tích khoảng 18ha. Giá mỗi ký ớt hiện nay là 350 nghìn đồng, có thời điểm khan hiếm nguồn cung như dịp tết bán ra tới 500 nghìn đồng/kg.
Ngược lại, chi phí bỏ ra không bao nhiêu, chủ yếu tranh thủ thời gian để chăm sóc nhưng hiệu quả trồng ớt bản địa A riêu cao gấp 3 - 4 lần so với nhiều loại cây trồng khác. Nhờ vậy, thu nhập của người dân được ổn định, góp phần để xã Mà Cooih hiện đạt 14/19 tiêu chí của xã NTM và đang phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2025.
Đánh giá chung về thực hiện chương trình xây dựng NTM, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang - ông A Vô Tô Phương cho hay: “Huyện đã hoàn thành rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng NTM và lộ trình thực hiện hoàn thành tiêu chí NTM các xã, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và từng giai đoạn phát triển. Nhận thức của cán bộ, người dân về chương trình đã có nhiều chuyển biến tích cực”.
Giai đoạn 2015 - 2020, Đông Giang đã huy động đa dạng nguồn lực thực hiện xây dựng NTM với tổng vốn hơn 1.184 tỷ đồng; trong đó, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác gần 537 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 4,4 tỷ đồng… Nhờ vậy, hạ tầng nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của người dân có bước chuyển; thu nhập cuối năm 2020 đạt 26,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,31 triệu đồng so với chỉ tiêu đề ra.
Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành
Đến cuối năm 2020, huyện Đông Giang có 2 xã đạt chuẩn xã NTM (xã Ba và xã Tư) và 8 thôn đạt chuẩn “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân 14,7 tiêu chí/xã, tăng 5,1 tiêu chí/xã so với năm 2016, chất lượng các tiêu chí được nâng cao. Đây rõ ràng là con số khiêm tốn, bởi những xã xếp ngay liền sau chưa về đích, chỉ đạt 14 tiêu chí (xã Mà Cooih, A Rooi), xã Kà Dăng mới đạt 11 tiêu chí.
Thu nhập của người dân còn thấp; giảm nghèo tương đối nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, khả năng tái nghèo cao (cuối năm 2020 hộ nghèo còn 20,22%, chưa đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND của HĐND huyện là dưới 20%).
Tập quán sản xuất của người dân lạc hậu đã ảnh hưởng đến chất lượng triển khai chương trình. Từ thực tế địa phương, ông Trần Quốc Trí kể, mời tập huấn thì người dân đi nhưng lúc được HTX hướng dẫn cách trồng, chăm sóc ớt họ lại không làm vì muốn tự canh tác theo kiểu của mình. Chính suy nghĩ, cách làm manh mún đó là lực cản để đưa A riêu thành sản phẩm hàng hóa bền vững.
Trong xây dựng NTM, chính quyền huyện Đông Giang nhìn nhận, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, năng suất, chất lượng và tỷ suất hàng hóa thấp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, tiềm năng kinh tế chưa được khai thác đúng mức.
Một số chính sách, dự án hỗ trợ đầu tư dàn trải, mang tính bình quân, mức hỗ trợ thấp nên hiệu quả không cao. Khả năng huy động, lồng ghép các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nội lực trong dân rất hạn chế.
Trong khi đó, công tác chỉ đạo, quản lý thực hiện NTM ở không ít xã chưa quyết liệt, lúng túng, thiếu sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; thiếu chú trọng kiểm tra giám sát sau đầu tư nên chất lượng dự án không đảm bảo, hoặc không phát huy hiệu quả.
Đông Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 duy trì 2 xã đã đạt chuẩn NTM và phấn đấu xã Ba đạt chuẩn “Xã NTM kiểu mẫu”, xã Tư đạt chuẩn “Xã NTM nâng cao”. Cùng với đó, 2 xã Mà Cooih và Jơ Ngây về đích xã NTM. Muốn vậy, theo lãnh đạo địa phương, phải tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhất là nhân dân về ý nghĩa của chương trình.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu để nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, bảo vệ môi trường, chú trọng xây dựng cảnh quan NTM đáng sống. Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ cho chính cuộc sống nhân dân.
Chuyển biến
Ớt A riêu đã và đang được nhiều hộ ở thôn A Sờ nói riêng, xã Mà Cooih (Đông Giang) nói chung chăm sóc và bước đầu tạo nên sản phẩm hàng hóa. Đáng chú ý, Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp Mà Cooih những năm qua phối hợp với nhà chuyên môn, ngành chức năng tập huấn, phổ biến về kỹ thuật trồng, gieo ươm cây giống, đồng thời thu mua ớt tươi của người dân về sơ chế cung cấp ra thị trường.
HTX này cũng là địa chỉ đón nhận các chương trình, dự án như NTM, khuyến công hỗ trợ về nguồn vốn, vườn ươm công suất 240 nghìn cây/năm, trang thiết bị chuyên dụng để phát triển sản phẩm hàng hóa ớt A riêu (đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh).
Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Mà Cooih - ông Trần Quốc Trí cho biết, đơn vị đảm nhận cung cấp cây ớt giống, hướng dẫn về mặt kỹ thuật, hỗ trợ phân bón cho 200 hộ dân trên địa bàn trồng với diện tích khoảng 18ha. Giá mỗi ký ớt hiện nay là 350 nghìn đồng, có thời điểm khan hiếm nguồn cung như dịp tết bán ra tới 500 nghìn đồng/kg.
Ngược lại, chi phí bỏ ra không bao nhiêu, chủ yếu tranh thủ thời gian để chăm sóc nhưng hiệu quả trồng ớt bản địa A riêu cao gấp 3 - 4 lần so với nhiều loại cây trồng khác. Nhờ vậy, thu nhập của người dân được ổn định, góp phần để xã Mà Cooih hiện đạt 14/19 tiêu chí của xã NTM và đang phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2025.
Đánh giá chung về thực hiện chương trình xây dựng NTM, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang - ông A Vô Tô Phương cho hay: “Huyện đã hoàn thành rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng NTM và lộ trình thực hiện hoàn thành tiêu chí NTM các xã, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và từng giai đoạn phát triển. Nhận thức của cán bộ, người dân về chương trình đã có nhiều chuyển biến tích cực”.
Giai đoạn 2015 - 2020, Đông Giang đã huy động đa dạng nguồn lực thực hiện xây dựng NTM với tổng vốn hơn 1.184 tỷ đồng; trong đó, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác gần 537 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 4,4 tỷ đồng… Nhờ vậy, hạ tầng nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của người dân có bước chuyển; thu nhập cuối năm 2020 đạt 26,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,31 triệu đồng so với chỉ tiêu đề ra.
Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành
Đến cuối năm 2020, huyện Đông Giang có 2 xã đạt chuẩn xã NTM (xã Ba và xã Tư) và 8 thôn đạt chuẩn “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân 14,7 tiêu chí/xã, tăng 5,1 tiêu chí/xã so với năm 2016, chất lượng các tiêu chí được nâng cao. Đây rõ ràng là con số khiêm tốn, bởi những xã xếp ngay liền sau chưa về đích, chỉ đạt 14 tiêu chí (xã Mà Cooih, A Rooi), xã Kà Dăng mới đạt 11 tiêu chí.
Thu nhập của người dân còn thấp; giảm nghèo tương đối nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, khả năng tái nghèo cao (cuối năm 2020 hộ nghèo còn 20,22%, chưa đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND của HĐND huyện là dưới 20%).
Tập quán sản xuất của người dân lạc hậu đã ảnh hưởng đến chất lượng triển khai chương trình. Từ thực tế địa phương, ông Trần Quốc Trí kể, mời tập huấn thì người dân đi nhưng lúc được HTX hướng dẫn cách trồng, chăm sóc ớt họ lại không làm vì muốn tự canh tác theo kiểu của mình. Chính suy nghĩ, cách làm manh mún đó là lực cản để đưa A riêu thành sản phẩm hàng hóa bền vững.
Trong xây dựng NTM, chính quyền huyện Đông Giang nhìn nhận, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, năng suất, chất lượng và tỷ suất hàng hóa thấp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, tiềm năng kinh tế chưa được khai thác đúng mức.
Một số chính sách, dự án hỗ trợ đầu tư dàn trải, mang tính bình quân, mức hỗ trợ thấp nên hiệu quả không cao. Khả năng huy động, lồng ghép các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nội lực trong dân rất hạn chế.
Trong khi đó, công tác chỉ đạo, quản lý thực hiện NTM ở không ít xã chưa quyết liệt, lúng túng, thiếu sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; thiếu chú trọng kiểm tra giám sát sau đầu tư nên chất lượng dự án không đảm bảo, hoặc không phát huy hiệu quả.
Đông Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 duy trì 2 xã đã đạt chuẩn NTM và phấn đấu xã Ba đạt chuẩn “Xã NTM kiểu mẫu”, xã Tư đạt chuẩn “Xã NTM nâng cao”. Cùng với đó, 2 xã Mà Cooih và Jơ Ngây về đích xã NTM. Muốn vậy, theo lãnh đạo địa phương, phải tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhất là nhân dân về ý nghĩa của chương trình.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu để nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, bảo vệ môi trường, chú trọng xây dựng cảnh quan NTM đáng sống. Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ cho chính cuộc sống nhân dân.