Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam liên tiếp chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão, lũ gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản của Nhân dân; nhiềunhà cửa của người dân, trường học, cơ sở y tế bị hư hại; nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt; hoạt động sản xuất, đời sống của người dân và học tập của học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là tại các địa phương miền núi. Thiệt hại do những đợt thiên tai vừa qua là hết sức nặng nề, cần rất nhiều nguồn lực, thời gian, công sức mới khắc phục được. Để sớm khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu:
UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng, chữa bệnh cho người dân; bố trí chỗ ở tạm và có phương án tái định cư đối với những hộ gia đình bị mất nhà cửa (nhất là hộ nghèo, gia đình chính sách);- Chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện sửa chữa, khôi phục các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bị hư hỏng; bố trí lực lượng hỗ trợ Nhân dân nhanh chóng sửa chữa lại nhà cửa, ổn định đời sống; sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh trường học, cơ sở y tế và các công trình công cộng khác, hệ thống điện, đường giao thông để sớm ổn định các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt; Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khắc phục cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, vệ sinh môi trường, tổ chức phương án dạy bù sau bão, lũ, đặc biệt là tại các địa phương miền núi để đảm bảo kế hoạch dạy học trở lại bình thường; Tổ chức đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó với các đợt thiên tai vừa qua, rút kinh nghiệm cụ thể để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai, bão, lũ lụt trong thời gian tới. Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông -Xuân năm 2020-2021 gắn với khắc phục thiệt hại về giao thông nội đồng, thủy lợi, bồi lấpdiện tích canh tác; thăm hỏi, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất, tập trung triển khai thực hiện các giải pháp khắc phục khó khăn, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất năm 2020 đã đề ra.
Đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Quảng Nam chủ động lực lượng, phối hợp với các địa phương để giúp Nhân dân khắc phục hậu quả mưa, lũ, trong đó tập trung ưu tiênxây dựng nhà tạm cho người dân có nhà ở bị sập, trôi, dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chưa trường học, cơ sở y tế để đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh, khám chữa bệnh cho người dân sau bão, lũ.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục kiểm tra, khắc phục các tuyến đường giao thông bị sạt lở theo phân cấp;hỗ trợ các địa phương kịp thời xử lý các điểm sạt lở, ách tắc, đảm bảo giao thông thông suốt, đặc biệt đối với các địa phương bị cô lập: xã Phước Lộc, Phước Thành, huyện Phước Sơn.
Sở Nông nghiệp và PTNTcử các đoàn công tác chuyên ngành phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại trong ngành nông nghiệp, hỗ trợ Nhân dân khôi phục sản xuấtvụ Đông -Xuân năm 2020-2021 đúng thời vụ.
Các Sở, Ban, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, tập trung ổn định, phát triển sản xuất đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 đã đề ra.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tiếp tục tổng hợp tình hình thiệt do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định kinh phí hỗ trợ dân sinh, khôi phục cơ sở hạ tầng, sản xuất; sửa chữa, khôi phục các công trình đường bộ bị hư hỏng do thiên tai; tham mưu UBND tỉnh trình Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và các Bộ, ngành Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương để khắc phục hậu quả thiên tai.
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung quán triệt, động viên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị tận tụy, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc; tổ chức rà soát, tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm các công việc còn tồn đọng; xử lý kịp thời, hiệu quả những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi và luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của các đợt thiên tai vừa qua, ổn định, phát triển sản xuất; kịp thời báo cáo, đề xuất xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tỉnh được giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự ánsau thiên tai, đảm bảo giải ngân kế hoạch vốn được giao đúng tiến độ./.