Thanh niên khởi nghiệp từ mô hình nuôi heo đen đem lại hiệu quả kinh tế cao
Căn cứ các chương trình phối hợp hoạt động, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức tuyên truyền các Nghị quyết, chính sách của trung ương, địa phương về xây dựng và phát triển kinh tế tập thể; các văn bản hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể; tổ chức đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên, nhất là đội ngũ cán bộ Đoàn trực tiếp quản lý Hợp tác xã thanh niên. Phối hợp ban hành các tài liệu tuyên truyền như sổ tay, cẩm nang giới thiệu mô hình kinh tế giỏi. Bên cạnh đó, tiến hành tuyên truyền, giới thiệu về kinh tế tập thể và các hình thức liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế, các mô hình phát triển kinh tế, HTX điển hình tiên tiến của thanh niên.Các hoạt động duy trì mô hình kinh tế của thanh niên được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn thực hiện xuyên suốt hằng năm,hướng dẫn thanh niên xây dựng mô hình kinh tế tập thể và công tác vay vốn để phát triển kinh tế.Việc hỗ trợ thanh niên nông thôn xây dựng các mô hình liên kết hợp tác phát triển kinh tế, hình thành các Hợp tác xã, Tổ hợp tác thanh niên luôn được chú trọng.
Hiện nay, toàn tỉnh có 48 Hợp tác xã, 94 Tổ hợp tác do thanh niên làm chủ, 322 mô hình, 10 câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi và 29 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ. Các cấp bộ Đoàn thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích đoàn viên, thanh niên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giúp thanh niên tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế tập thể.
Tính đến nay đã có hơn 1.300 thanh niên là chủ mô hình kinh tế được hỗ trợ thông qua các hoạt động như tổ chức chương trình đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và 200 đại biểu thuộc các HTX, THT thanh niên với chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo xây dựng quê hương”; tổ chức tập huấn chương trình Mỗi xã một sản phẩm, kiến thức khởi nghiệp sáng tạo, quản lý vốn vay; tổ chức 12 lớp khởi sự doanh nghiệp cho hơn 100 thanh niên là giám đốc HTX, chủ nhiệm THT và thanh niên là chủ các mô hình kinh tế, thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp....; hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế qua Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng kinh phí 37,472 triệu đồng, vay vốn 120 kênh Trung ương Đoàn với kinh phí 230 triệu đồng, vay vốn qua Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh với kinh phí 02 tỷ đồng; hỗ trợ về cây giống, con giống xây dựng mô hình khoa học công nghệ cho hơn 50 thanh niên,đề xuất Trung ương Đoàn hỗ trợ xây dựng 03 mô hình (Trồng chuối mốc từ cây con cấy mô, Nuôi lợn theo phương pháp canh tác tự nhiên, Trồng dưa lưới theo công nghệ cao trong nhà kính).Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, nêu gương các mô hình kinh tế trong thanh niên trên các công cụ tuyên truyền của Đoàn, thành lập chuyên trang Khởi nghiệp cùng thanh niên tại địa chỉ http://khoinghiep.tinhdoanqnam.vn/, chuyên trang Giới thiệu và quảng bá sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên tại địa chỉ http://sanpham.tinhdoanqnam.vn/. Các mô hình kinh tế thanh niên thường xuyên được giới thiệu tham gia triển lãm trưng bày sản phẩm khởi nghiệp trong thanh niên tại các Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh, cấp cụm và trung ương....
Đồng chí Phạm Thị Thanh- Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam cho rằng, những kết quả đạt được trong lĩnh vực khởi nghiệp, lập nghiệp thời gian qua chính là nhờ sự quan tâm tạo điều kiện rất lớn từ các đồng chí Lãnh đạo tỉnh...Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một lĩnh vực mới, muốn triển khai hiệu quả phong trào này bước đầu tiên là phải tuyên truyền, phổ biến cho thanh niên hiểu như thế nào là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sau đó trang bị kỹ năng về quản lý, kiến thức về sản xuất kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, phân tích những khó khăn thanh niên có thể gặp phải khi khởi nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Hiện nay, thanh niên Quảng Nam đang khởi nghiệp chủ yếu ở 3 mảng: nông nghiệp, du lịch và công nghiệp. Mảng nông nghiệp đang phát triển mạnh và có sự chuyển đổi mô hình theo hướng nông nghiệp sạch, công nghệ cao.