hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Áp dụng máy thu lưới thủy lực trên tàu cá: Nhiều cái lợi (31/07/2019)
Thay tời thu lưới trên tàu cá hành nghề lưới rê bằng máy thu lưới thủy lực giúp ngư dân giải phóng sức lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất và đem lại giá trị kinh tế cao hơn ở mỗi chuyến biển.
Hầu hết ngư dân theo nghề lưới rê trên địa bàn tỉnh mới chỉ sử dụng tời cơ để kéo lưới. Ảnh: QUANG VIỆT
Hầu hết ngư dân theo nghề lưới rê trên địa bàn tỉnh mới chỉ sử dụng tời cơ để kéo lưới. Ảnh: QUANG VIỆT

Hiệu quả

Ngư dân Trần Văn Chín (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) - chủ tàu lưới rê QNa-92378 có công suất 420CV vừa cập bờ bán hải sản sau 10 ngày sản xuất ở vùng biển xa với 8 bạn biển. Tàu cá thu được 6 tấn cá chim, mực nang, cá phèn, cá bánh đường, cá mối, bán được gần 180 triệu đồng. Chủ tàu thu được 70 triệu đồng, mỗi bạn biển thu nhập gần 8 triệu đồng sau khi trừ chi phí sản xuất. Anh Chín cho biết, sẽ nghỉ ngơi trong vài ngày rồi lại vươn khơi bám biển vì các luồng cá hoạt động rất mạnh trong thời gian qua. “Nhờ máy thủy lực mà sức lao động của chúng tôi được giải phóng. Trước đây, chuyến biển của chúng tôi cần ít nhất là 10 người, nay chỉ cần 8 người. Lao động nghề cá ngày càng giảm xuống nên dùng máy thủy thu lưới là rất phù hợp” - anh Chín nói.

Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chỉ có duy nhất ngư dân Trần Văn Chín áp dụng máy thủy thu lưới trên tàu lưới rê nhờ Sở KH-CN phối hợp với Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT) triển khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng máy thu lưới thủy lực trên tàu lưới rê tại Quảng Nam”. Ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH-CN cho biết, sử dụng tời cơ thu lưới trên tàu lưới rê có hạn chế là tốc độ thu lưới chậm, phải bố trí nhiều lao động ở nhiều công đoạn khác nhau, do đó giảm lượng lưới ngư dân muốn thả dẫn đến giảm năng suất, sản lượng hải sản đánh bắt được ở mỗi mẻ lưới. Sử dụng tời cơ thu lưới, ngư dân phải trực tiếp dùng tay để kéo dây và thu lưới trong điều kiện sóng gió là rất nguy hiểm. Máy thủy thu lưới trên tàu lưới rê đã đem lại hiệu quả rõ rệt so với dùng tời cơ thu lưới ngư dân áp dụng trong thời gian qua. Giá trị kinh tế tăng lên nhờ năng suất, sản lượng hải sản khai thác tăng cao. Trong khi đó, ngư dân không phải tốn quá nhiều công sức thu lưới, lao động an toàn hơn.

Nhân rộng

ThS. Phan Đăng Liêm - chủ nhiêm đề tài “Nghiên cứu ứng dụng máy thu lưới thủy lực trên tàu lưới rê tại Quảng Nam” cho biết, khi sử dụng tời ma sát thu lưới, sẽ khiến cho dây giềng rút bị hao hụt rất nhanh do trực tiếp ma sát với tang thu, phải thay dây nhiều lần trong năm. Khi thu lưới bằng tời, lưới rất dễ bị rách do mắc vào tang thu. Thay tời thu lưới bằng máy thủy thu lưới có nhiều ưu việt. Cụ thể, dùng máy thủy thu lưới, dây giềng rút đi qua con lăn nên hao hụt rất hiếm. Nhờ con lăn định hướng nên lưới không vướng vào tời, rất đảm bảo, sử dụng lâu bền.

Nghề lưới rê hiện được đông đảo ngư dân ở các vùng bãi ngang ven biển trên địa bàn tỉnh áp dụng. Theo ông Võ Văn Long - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, hiện Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân khu vực bãi ngang nên sẽ tận dụng để giúp ngư dân tiếp cận, đầu tư máy thủy thu lưới thay cho tời cơ thu lưới của nghề lưới rê. “Nguồn vốn đầu tư cho máy thủy thu lưới áp dụng cho nghề lưới rê khoảng 200 triệu đồng. Nhà nước hỗ trợ 50% theo cơ chế thì ngư dân sẽ không quá khó đầu tư máy thủy thu lưới cho nghề lưới rê sau khi tiếp cận ưu đãi. Với đặc thù mỗi tháng thực hiện 2 chuyến biển lưới rê thì chỉ cần vài năm sản xuất đạt là ngư dân hoàn vốn và tích lũy để tăng quy mô sản xuất” - ông Long nói. Hiện tại, nghề lưới rê trên địa bàn tỉnh hoạt động ở cả ngư trường xa bờ và tuyến lộng. Tùy theo chiều dài thân tàu là trên hay dưới 15m, ngư dân có thể năng động tổ chức sản xuất nghề lưới rê với máy thủy thu lưới ở các ngư trường tương ứng.

Do Quảng Nam chỉ được Bộ NN&PTNT phân cấp 782 tàu cá sản xuất xa bờ nên tỉnh không cấp thêm giấy phép sản xuất cho các tàu cá đóng mới hoạt động trên các vùng biển xa. Theo đó, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam lâu nay giúp ngư dân vay vốn ưu đãi để đóng tàu công suất lớn khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa sẽ ngừng giải ngân vốn. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, sẽ tham mưu UBND tỉnh sửa đổi điều lệ để Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam giúp ngư dân tiếp cận vốn để trang bị máy móc hiện đại phục vụ phát triển nghề cá. Cơ giới hóa, hiện đại hóa nghề cá của ngư dân trên địa bàn chưa cao. Ngành sẽ tiếp sức để ngư dân vận dụng trong thời gian đến. Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam sẽ giải ngân, giúp các chủ tàu lưới rê đầu tư máy thu lưới thủy lực thay cho tời cơ thu lưới, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn, hướng đến phát triển bền vững nghề cá.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  963 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 106 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com