hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Vụ cá bắc được mùa, được giá (10/04/2018)
Ngư dân tỉnh rất phấn khởi vì sản lượng vụ cá bắc (tính từ ngày 1.10.2017 đến 31.3.2018) ổn định so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá lại cao hơn rất nhiều.

Nghề chụp mực thu được giá trị kinh tế vượt trội trong vụ cá bắc. Ảnh: V.N

Nghề chụp mực thu được giá trị kinh tế vượt trội trong vụ cá bắc. Ảnh: V.N

Ngư  dân Nguyễn Đức Nghiệp (thôn Đông Tuần, xã Tam Hải, Núi Thành) - chủ tàu lưới vây QNa-90747 có công suất 740CV cho biết, nghề lưới vây khai thác cá nổi nên sản xuất ở vụ cá bắc thường thu được sản lượng cao hơn vụ cá chính. Cái khó lớn nhất là luôn luôn đối mặt với hiểm nguy, rủi ro trên biển. “Ngư trường của nghề lưới vây là vùng biển Hoàng Sa. Ở đây không có nơi tránh trú bão cho tàu cá nên chúng tôi chỉ có cách đoàn kết tương trợ lẫn nhau theo mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển. Nhiều khi chúng tôi buộc chặt các tàu cá vào nhau để hạn chế tác hại của gió to, sóng dữ” - ông Nghiệp nói. Trong vòng 6 tháng của vụ cá bắc, ông Nghiệp tổ chức được 6 chuyến khai thác hải sản xa bờ. “Tính bình quân, tàu cá thu được 40 tấn cá ngừ, cá nục. Giá cả ổn định ở mức 30 nghìn đồng/kg nên chủ tàu thu được 350 triệu đồng, mỗi lao động được chia hơn 40 triệu đồng sau khi đã trừ toàn bộ chi phí. Vậy là thành công rồi” - ông Nghiệp cho biết.

Ở vụ cá bắc vừa qua, ngư dân Phạm Quốc (thôn Đông Xuân, xã Tam Giang, Núi Thành) - chủ tàu vỏ thép QNa-91574 và các bạn biển tổ chức được 8 chuyến chụp mực ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa. Ông Nguyễn Quyến - bạn biển sản xuất trên tàu vỏ thép QNa-91574 phấn khởi: “Đi bạn cho rất nhiều chủ tàu trong quãng đời 15 năm bám biển, lần đầu tiên tôi thu được 30 triệu đồng chỉ sau một chuyến đánh bắt hải sản. Nghề chụp mực phát triển vượt bậc với năng lực sản xuất vượt trội nhờ 4 tăng gông, dàn đèn và các thiết bị hiện đại khác bố trí trên tàu cá”.

Điểm nhấn của vụ cá bắc vừa qua là thành công nổi bật của nghề chụp mực. Ông Nguyễn Văn Lúc - cán bộ phụ trách thủy sản của xã Tam Giang cho biết, trước đây, mực xà là sản phẩm duy nhất của nghề câu mực khơi. Đây là nghề nguy hiểm nhất trong tất cả nghề sản xuất xa bờ, mỗi tàu có chừng 45 bạn biển với 45 thúng câu mực riêng lẻ, sản xuất từ chiều cho đến sáng mai. Chỉ cần một cơn gió lốc bất thần ập đến thì cả thúng lẫn chủ đều có thể gặp nguy hiểm.  “Toàn xã có 16 tàu công suất lớn được đóng mới từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thì đều theo nghề chụp mực. Do nghề câu mực khơi quá nguy hiểm nên ngư dân thay thế bằng nghề chụp mực, sản xuất thuận tiện hơn, thời gian ngắn hơn, năng suất cao hơn và giá cả cũng đạt hơn” - ông Lúc nói. Theo ông Nguyễn Hữu Định - cán bộ phụ trách thủy sản của xã Tam Quang, ở vụ cá bắc vừa qua, ngư dân trên địa bàn đã khắc phục khó khăn, tổ chức lại sản xuất và dịch vụ hậu cần, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến ngư trường nên đã thực hiện được nhiều chuyến biển thành công. Vượt qua áp lực khắc nghiệt của thời tiết, xu hướng sản xuất trong vụ cá bắc là đầu tư vươn khơi, khai thác hải sản ở các vùng biển xa. Toàn xã thu được sản lượng xấp xỉ 10 nghìn tấn, giá trị sản xuất chừng 300 tỷ đồng.

Theo thống kê, sản lượng vụ cá bắc của ngư dân trên địa bàn tỉnh ước đạt 22 nghìn tấn, tương đương cùng kỳ 2017. Sản lượng không cao hơn nhưng hiệu quả kinh tế thu được rất cao bởi đầu ra ổn định hơn với giá vượt trội. Cụ thể, cá nục, cá ngừ có giá 30 nghìn đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái; nghề chụp mực vượt trội với giá 200 nghìn đồng/kg.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  733 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 17 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com