hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Bắc Trà My đi lên từ “đòn bẩy” nông nghiệp (05/04/2018)
Sau 47 năm ngày chiến thắng Đồn xã Đốc (27.3.1971), huyện Trà My hoàn toàn được giải phóng. Sau 15 năm chia tách huyện, Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) hiện nay đã có sự đổi thay vượt bậc, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Hộ nghèo giảm mạnh

Ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, sau ngày giải phóng, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều chủ trương cụ thể, xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển của huyện, tiếp tục tập trung lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, tập trung mọi nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo.

bac tra my di len  tu “don bay” nong nghiep hinh anh 1

Mô hình nuôi cá lồng bè ở thủy điện Sông Tranh 2 của người dân Bắc Trà My ngày càng khấm khá. Ảnh: Hồng Phong

"Để hoàn thành huyện NTM, với 2 xã Trà Dương và Trà Tân đã đạt chuẩn NTM, huyện sẽ tiếp tục đầu tư nhằm nâng chất các tiêu chí. Huy động các nguồn lực để đầu tư cho 10 xã còn lại, phấn đấu không còn xã dưới 8 tiêu chí vào năm 2020”.

Ông Trần Anh Tuấn

“Từ đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Bắc Trà My đã đề ra nhiều chỉ tiêu, giải pháp mang tính đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến đến giảm nghèo nhanh, bền vững. Trong đó, lấy kinh tế nông nghiệp làm cốt lõi, kết hợp với việc tạo mọi điều kiện để kích thích phát triển công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ…” - ông Tuấn chia sẻ.

Ông Tuấn nói thêm, từ một huyện thuần nông, sản xuất tự túc, tự cấp, đến nay nền kinh tế huyện phát triển khá đồng bộ. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt ở mức cao, tổng sản phẩm trong huyện năm 2017 tăng hơn 5 lần so với năm 1997; sản xuất ngành nông - lâm nghiệp đạt hơn 1.600 tỷ đồng, tăng trưởng 14,7%; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt hơn 854 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 19,5%; ngành thương mại, dịch vụ tăng bình quân mỗi năm 22%.

Tổng thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn đạt hàng chục tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt từ năm 2010 đến nay, thu ngân sách luôn đạt từ 400-500 tỷ đồng mỗi năm. Riêng năm 2017, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 570,321 tỷ đồng, đạt trên 160% so với dự toán mà Hội đồng nhân dân giao đầu năm...

Nhờ sự phát triển về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2017 giảm còn 45,23% (năm 1997, tỷ lệ hộ nghèo là 80%), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 11 triệu đồng.

Trao “cần câu” để nông dân làm giàu

Đi kèm với sự phát triển kinh tế, huyện Bắc Trà My còn chú trọng đến phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ vào đó, bộ mặt nông thôn của huyện từng bước được cải thiện, hệ thống giao thông được quan tâm đầu tư, đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường ngõ xóm được cứng hóa và tiếp tục đầu tư đường nội đồng vào khu sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Nhiều mô hình sản xuất mới, kỹ thuật sản xuất, trồng trọt mới được người dân đưa vào áp dụng cho hiệu quả, nhiều vườn cây ăn quả đã cho thu nhập cao, các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh.

Đi đôi với việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Bắc Trà My triển khai nhiều giải pháp và bước đầu đạt những kết quả ổn định. Đến nay, có 12/13 xã, thị trấn đã hoàn thành công bố quy hoạch, trong đó có 2 xã đã được công nhận xã NTM là xã Trà Dương và Trà Tân. Đặc biệt, trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo về phát triển kinh tế vườn, huyện Bắc Trà My đã chỉ đạo 13 xã, thị trấn trên địa bàn tập trung hướng dẫn nhân dân cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả theo hướng hàng hóa.

Theo ông Trần Tuấn, nghề nuôi cá lồng bè đã và đang phát triển mạnh ở huyện Bắc Trà My nhờ tận dụng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2. Cùng với đó, huyện có cơ chế hỗ trợ riêng để phát triển mô hình này như: ưu đãi 100% vốn ban đầu cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và 50% vốn cho hộ người Kinh khi tham gia nuôi cá lồng bè. Đến nay tại lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 đã có 14 hộ nuôi, với hơn 180 bè cá.

Đối với đất rừng, các hộ trong vùng dự án đã tham gia trồng trên 1.914ha cao su đại điền, tiểu điền, giải quyết việc làm cho gần 300 lao động nhận chăm sóc rừng. Tính đến tháng 3.2018, toàn huyện đã trồng được 7.000ha keo.

Cũng theo ông Tuấn, năm 2017, huyện đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất và hỗ trợ kinh phí từ nguồn khuyến công cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Việt (xã Trà Giang) để xây dựng cơ sở tinh dầu quế Minh Phúc. Sản phẩm đã được đăng ký thương hiệu “Tinh dầu quế Trà My Minh Phúc”.

“Huyện đang thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân tại các xã còn lại trồng quế và sản xuất các sản phẩm từ quế nhằm vực dậy thương hiệu cây quế Trà My. Từ năm 2010 đến nay, từ nguồn ngân sách của huyện và các chương trình, dự án đã đầu tư hỗ trợ trồng mới 207ha quế…” - ông Tuấn phấn khởi nói.

Theo Dân Việt

Lượt xem:  770 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 17 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com