hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Trồng cây dược liệu, thoát nghèo (30/03/2018)
Trồng cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân xã Trà Nam, Nam Trà My đã và đang mở rộng diện tích cây dược liệu để phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhiều hộ dân huyện Nam Trà My đang dần thoát nghèo bền vững từ mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn. Trong ảnh: mô hình cây sâm nước của anh Hồ Văn Dương.

Nhiều hộ dân huyện Nam Trà My đang dần thoát nghèo bền vững từ mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn. Trong ảnh: mô hình cây sâm nước của anh Hồ Văn Dương.

Trước đây, nhắc đến thôn 4, xã Trà Nam (Nam Trà My) là người dân địa phương nghĩ ngay đến nơi có số hộ nghèo cao nhất xã. Bởi bà con nơi đây chủ yếu là đồng bào Xê Đăng, chỉ biết bám lấy cái nương, cái rẫy nhưng vẫn không đủ ăn vào mùa giáp hạt. Từ khi huyện Nam Trà My có chủ trương vận động, hỗ trợ bà con trên địa bàn trồng cây dược liệu, tạo đà để thoát nghèo bền vững, cuộc sống người dân nơi đây từng bước được cải thiện. Với sự đồng hành của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây dược liệu, lại được bà con chăm sóc chu đáo nên cây giảo cổ lam và sâm nước phát triển khá tốt, cho thu nhập cao gấp 5 - 6 lần so với trồng các loại cây khác. Mặc dù diện tích trồng cây dược diệu chưa được rộng mở nhưng đây là hướng đi mới, mang lại thu nhập cao cho người xã Trà Nam nói riêng, huyện Nam Trà My nói chung.

Anh Nguyễn Duy Gấm ở thôn 4 xã Trà Nam, cho biết, trước đây cây lương thực chủ lực của gia đình anh chỉ là cây bắp, cây lúa nên đời sống kinh tế vẫn rất nghèo khó. Từ khi được chính quyền địa phương tuyên truyền vận động, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng cây giảo cổ lam. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ kỹ thuật của huyện, anh dần nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây giảo cổ lam nên cây không ngừng phát triển, tạo ra nguồn thu nhập khá, kinh tế gia đình anh nhờ thế, ngày một vững vàng hơn. “Nhờ áp dụng đúng phương pháp kỹ thuật và chăm sóc bài bản nên cây đã phát triển khá tốt, tôi thu hồi lại số vốn đã bỏ ra khá nhanh. Gia đình tôi nhờ vào những vườn giảo cổ lam này đã thoát nghèo trong năm 2017” - anh Gấm chia sẻ.

Tương tự, gia đình anh Hồ Văn Dương  cũng ở thôn 4, xã Trà Nam, đã cải thiện được tình hình kinh tế gia đình nhờ phát triển vườn sâm. “Gia đình tôi bắt đầu trồng sâm nước từ năm 2016, đến nay sâm phát triển khá tốt. Bên cạnh đó, tôi cũng đã đầu tư để phát triển thêm cây sâm Ngọc Linh nhằm lấy ngắn nuôi dài. Do cây sâm nước phát triển nhanh hơn, bước đầu đã có thu hoạch, trước mắt để trang trải trong chi tiêu hằng ngày và mua lại số lượng giống mới để tiếp tục phát triển thêm diện tích. Về dài lâu, tôi phát triển thêm việc trồng cây sâm Ngọc Linh” - anh Dương nói. Không chỉ ở xã Trà Nam, 9 xã còn lại trên địa bàn huyện Nam Trà My, người dân cũng đã và đang phát triển cây dược liệu để thoát nghèo. Nhờ được thiên nhiên ưu đãi, thời tiết thích hợp với nhiều loại cây dược liệu nên người dân xã Trà Nam trồng nhiều loại cây dược liệu như sâm ngọc linh, sâm nam, sâm nước, giảo cổ lam, đương quy, sa nhân tím…

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  620 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 16 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com