Con trai chị Liên là người duy nhất được bà ngoại truyền lại cách chằm lá.
Những năm trước đây khi đời sống còn khó khăn, quanh năm lao động vất vả thì tết về hầu như gia đình nào cũng tổ chức làm các loại bánh truyền thống này, trước là dâng lên ông bà tổ tiên nhân dịp năm mới, sau là để ăn dần vào những ngày sau tết.
Trộn bột nếp, bột vani và đường, đánh đều trong vòng 5 phút rồi cho vào khuôn.
Ngày nay xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, thì phong tục này dần dần thay đổi, người ta chỉ cần ra chợ là không thiếu loại bánh nào. Chỉ còn những gia đình làm nghề truyền thống, họ vẫn làm vào dịp cuối năm như muốn lưu giữ một chút hương vị tết xưa cho các thế hệ cháu con và phần lớn là để mưu sinh.
Anh Huỳnh Công Khanh (chồng chị Liên) cho bánh vào nồi để chuẩn bị nấu.
Gia đình chị Huỳnh Thị Mỹ Liên (khối phố Bàn Thạch, phường Hòa Hương, TP.Tam Kỳ) những ngày này con cháu rộn ràng làm bánh tổ để kịp bán cho thương lái phục vụ nhà nhà dâng lễ cúng ông Táo.
Sau khi nấu thời gian cháy hết 3 cây hương, bánh được cho thêm mè lên trên bề mặt và vớt ra ngoài để nguội.
So với các loại bánh khác thì bánh tổ chỉ xuất hiện duy nhất vào dịp tết cổ truyền. Bánh dẻo, ngọt nhẹ nhờ vị nếp được đánh trộn đều với đường, vị thơm của của gừng. Bánh thường được đãi khách khi đến thăm nhà dịp tết.
Bánh đã chín và được thương lái mang ra chợ bán cúng ông Táo.