hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Để rau quả thực sự là mũi nhọn (26/09/2016)
Qua thực tế vài năm gần đây có thể khẳng định, mở rộng diện tích sản xuất cây ăn trái, rau theo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP,…) đã thu được lợi ích nhiều mặt, đặc biệt là mở rộng thị trường xuất khẩu với kim ngạch tăng “chóng mặt” qua từng năm, thu nhập của nhà nông, nhà vườn nhờ đó cũng tăng cao, thu nhập trên một đơn vị diện tích cũng vươn lên những con số khó tưởng tượng so với canh tác lúa, nhiều diện tích tưởng như khô cằn, hoang hóa được cải tạo thành miệt vườn cho thu nhập cao. Không chỉ vậy, nông thôn có vườn tược được quy hoạch bài bản còn là nông thôn xanh, vùng quê đáng sống (câu nói gần đây của người dân Hà Tĩnh khi tỉnh này đưa tiêu chí Vườn mẫu vào xây dựng nông thôn mới- NV).

Thực tế 8 tháng đầu năm 2016 càng rõ hơn về vị trí, vai trò của ngành rau quả trong cơ cấu xuất khẩu của ngành nông nghiệp (xuất siêu trên 1 tỷ USD, có thể đạt 2,5-2,6  tỷ USD trong năm 2016. Vượt gạo về kim ngạch). Từ đây có ý kiến cho rằng, nên xác định rau - quả là mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp. Nói vậy còn bởi, tân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây đã khẳng định hai ưu tiên để lấy lại đà tăng trưởng cho nông nghiệp là thủy sản và rau – quả.

Lẽ ra, theo nhiều chuyên gia, việc bây giờ mới xác định rau - quả là mặt hàng mũi nhọn là quá chậm, đi sau thực tế. Nói vậy vì, theo thông báo của Tổ chức Lương - Nông Liên Hợp quốc (FAO), hiện nay, kim ngạch rau – hoa – quả toàn thế giới là trên 105 tỷ USD, kim ngạch lúa gạo, càphê, cao su chỉ trên 10 tỷ USD mỗi loại. Thứ hai, sản xuất gạo của ta đã không chỉ thừa ăn mà đã tham gia đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu ; giá và thị trường lúa gạo ngày càng khó (Trung Quốc, nước nhập khẩu nhiều lúa gạo mới đưa ra yêu cầu về độ dày của hạt gạo là một khó khăn lớn cho xuất khẩu gạo. Các thị trường khác cũng đang cố gắng tự túc lương thực). Thứ ba, để đạt giá trị  300-400-500 triệu đồng trên 1ha canh tác như chỉ đạo của Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc khi làm việc với các địa phương thì làm lúa không bao giờ đạt được nhưng 1ha cam ở Cao Phong (Hòa Bình) thu 600 triệu đồng,… Thứ tư, khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh là lợi thế không nhiều nước có; điều này tạo cho sản phẩm trái cây của ta rất đa dạng và lệch vụ so với nhiều quốc gia khác.

Tuy nhiên, để ngành hàng rau - quả đem lại lợi ích lớn hơn, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Theo đó, rào cản chính xuất phát từ quy mô sản xuất nhỏ hẹp, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình nên không đủ điều kiện đầu tư cho cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật, ứng phó với biến đổi khí hậu và khó tạo sản phẩm đồng nhất về mẫu mã, chất lượng, độ an toàn…

Mới đây, trên báo Thanh niên có bài viết “Mũi nhọn thụ động” của tác giả Nguyên Hằng đề cập việc, lâu nay chúng ta chưa chú ý khai thác những điểm mạnh của rau - quả nên đầu tư mọi mặt cho ngành hàng này chưa tương xứng. Và việc xác định ngành hàng này là mũi nhọn là thụ động.

Để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và phát huy thế mạnh của ngành hàng mũi nhọn, ngành nông nghiệp cần sớm tham mưu cơ chế liên kết hợp tác giữa hộ nông dân với doanh nghiệp sao cho lợi ích hài hòa, trong đó doanh nghiệp là đầu tàu. Đây là công việc cực kỳ quan trọng, là điểm khởi đầu để tạo ra quy mô sản xuất lớn thay thế cho quy mô sản xuất hộ. Quy mô sản xuất thay đổi sẽ kéo theo những thay đổi khác. Vấn đề là, Bộ cần xây dựng cơ chế quản lý, giám sát việc liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp sao cho các bên đều thắng.

  

Theo kinhtenongthon.com.vn

Lượt xem:  577 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 233 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 80 120 160 190 230
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com