hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp (02/12/2014)
Đến thời điểm này, huyện Thăng Bình đang vận dụng linh hoạt các giải pháp để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp.

 

Công nhân may mặc ở Công ty CP May Thăng Bình. Ảnh: QUANG VIỆT
Công nhân may mặc ở Công ty CP May Thăng Bình. Ảnh: QUANG VIỆT

Sản xuất ổn định

Không khí lao động tại Công ty CP May Thăng Bình rất sôi động khi chúng tôi đến thăm vào những ngày cuối tháng 11.2014. Hơn 300 lao động miệt mài với các công đoạn cắt, may, là, hoàn thiện sản phẩm. “Công nhân chúng tôi khẩn trương sản xuất để đáp ứng các chỉ tiêu, kế hoạch của công ty năm nay. Với càng làm nhiều thì thu nhập càng tăng” - chị Nguyễn Thị An (thôn Trà Đõa, xã Bình Đào, Thăng Bình) nói. Chị An cho biết thu nhập của chị ổn định ở mức 5 triệu đồng/tháng. Mỗi lao động ở công ty có mức thu nhập trung bình 4,5 - 6 triệu đồng/tháng.

Công ty CP May Thăng Bình được UBND huyện Thăng Bình cấp giấy phép đầu tư, kinh doanh ngành may mặc tại Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được từ năm 2011. Sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ, số lượng lao động cũng tăng cao theo từng năm. “Chúng tôi có hai thuận lợi khi đầu tư ở cụm công nghiệp này. Đó là sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và đội ngũ lao động có tay nghề cao, năng động và nhiệt tình trong mọi công việc. Đến thời điểm này, hạ tầng giao thông, điện, nước đảm bảo giúp sản xuất ổn định. Người lao động cũng không nề hà khi phải làm thêm thời gian để hoàn thành các chỉ tiêu được giao” - ông Nguyễn Công Khoa, Trưởng phòng Tổ chức - hành chính cho biết. Theo ông Khoa, để mở rộng sản xuất, công ty đang san lấp mặt bằng đầu tư thêm một xưởng may khác. “Thị trường Hoa Kỳ luôn có những đòi hỏi khắt khe khi nhập sản phẩm, nhất là hàng may mặc. Tuy nhiên, với lực lượng lao động địa phương được đào tạo bài bản mà lại rất hăng say làm việc, chúng tôi không nghi ngờ khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường của mình” - ông Khoa nói.

Đầu tư hạ tầng công nghiệp:

Huyện Thăng Bình được UBND tỉnh phê duyệt 10 cụm công nghiệp. Đến thời điểm này, 3 cụm công nghiệp là Kế Xuyên - Quán Gò, Hà Lam - Chợ Được và Nam Hà Lam đã được quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng giao thông, thoát nước và bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng với tổng vốn đầu tư hơn 26 tỷ đồng. Huyện đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Bình Hòa tại xã Bình Giang có quy mô 50ha.

Theo Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp - thương mại và dịch vụ Thăng Bình, đến thời điểm này, huyện đã thu hút được 7 doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn. Ngoài sự ổn định hoạt động của các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp được quy hoạch, nhiều công ty, doanh nghiệp khác cũng đang liên hệ để tìm hiểu, khảo sát và xin đầu tư ngoài cụm công nghiệp. Công ty TNHH Hy Sung, Tập đoàn Hansea của Hàn Quốc là các ví dụ. Sự ổn định sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp không chỉ giúp địa phương đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm mà còn đóng góp lớn vào ngân sách của huyện.

Thu hút đầu tư

“Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, công ty, chúng tôi luôn đề cao công tác giải phóng mặt bằng, tạo cảnh quan “sạch” thu hút các nhà đầu tư. Huyện đã tranh thủ nhiều nguồn vốn khác nhau đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng tại các cụm công nghiệp. Chúng tôi chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản thủ tục đầu tư để các doanh nghiệp dễ dàng đầu tư vào địa điểm ưa thích” - ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình nói.

Theo UBND huyện Thăng Bình, nhờ phối hợp chặt chẽ với Sở LĐ-TB&XH trong việc đào tạo nghề, lao động tại địa phương, nhất là công nhân ngành may mặc đang làm việc tại các công ty đều đáp ứng tốt những đơn đặt hàng khắt khe của thị trường ngoài nước. Trung tâm Dạy nghề huyện Thăng Bình cũng đã được UBND huyện thành lập nhằm đào tạo đa dạng các nghề dành cho lao động nông thôn trên địa bàn. Huyện Thăng Bình cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp may như Công ty TNHH May Sài Gòn Xanh hay Công ty May Hòa Thọ, Công ty May Domex Quảng Nam, đảm bảo đầu ra cho học viên. Sự phối hợp nhịp nhàng này đem đến lợi ích chung, vừa giải quyết việc làm cho địa phương vừa đáp ứng nhu cầu công việc theo đòi hỏi của công ty tuyển dụng lao động.

Ông Nguyễn Văn Ngữ - Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình khẳng định, Thăng Bình luôn chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp đồng thời luôn vận dụng cơ chế chính sách thích hợp của trung ương, của tỉnh, qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất. Điều này đồng nghĩa với thu nhập cho người lao động càng ổn định hơn. Đó cũng là cách huyện Thăng Bình thể hiện sự đồng hành với các doanh nghiệp khi đầu tư sản xuất tại địa phương.

NGUYỄN QUANG VIỆT

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,231 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Trang 1 / 71 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com