hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp (05/11/2020)
Trong những năm qua, huyện Núi Thành đã đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp và đạt được những kết quả nhất định. Những thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện.

Rau câu chỉ vàng- sản phẩm đặc trưng của huyện Núi Thành.

Trong giai đoạn 2018-2020, huyện Núi Thành có 29 dự án được phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, năm 2018 có 11 dự án; năm 2019 có 18 dự án. Dự kiến nưm 2020 sẽ tiếp tục phê duyệt thực hiện 11 dự án. Tổng kinh phí thực hiện các dự án là hơn 33,7 tỷ đồng, trong đó kinh phí đối ứng của địa phương, người dân, chủ trì dự án là hơn 23,8 tỷ đồng.

Từ nguồn kinh phí trên, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Các mô hình này được hình thành, đi vào hoạt động và đạt hiệu quả nhất định. Trong đó, phải kể đến những mô hình tiêu biểu như: Lúa giống tại xã Tam Xuân II với diện tích 100ha/vụ giữa Hợp tác xã với nông dân và công ty giống lúa; liên kết sản xuất nấm của HTX Nông nghiệp Hoàng Hải Tam Quang với quy mô sản xuất 180 nghìn phôi nấm/năm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện hiện nay có 6 hộ gia đình liên kết xây dựng 06 trại nuôi gà gia công cho các Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty Golden Star với quy mô mỗi trại nuôi từ 20 nghìn đến 60 nghìn con gà thịt/năm; liên kết giữa hai công ty chế biến gỗ rừng trồng keo dăm xuất khẩu làm nguyên liệu giấy trên địa bàn huyện (Công ty CP Lâm sản Pisico Quảng Nam, Công ty CP LĐS XK Quảng Nam) với các hộ trồng rừng trên địa bàn huyện với diện tích liên kết khoảng 500 ha).

Từ năm 2018, khi triển khai thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất đạt cao hơn, phát triển được nhiều đối tượng sản xuất với sản phẩm ổn định, chất lượng, thị trường đầu ra đảm bảo nên đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đã góp phần tạo ra chuỗi sản xuất ổn định, tạo ra sản phẩm OCOP tại địa phương như nếp bầu Tam Mỹ, rau câu chỉ vàng, dầu phộng, chè, nấm bào ngư, nấm linh chi, dầu mè, rau thủy canh trong nhà lưới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn chòn một số tồn tại, hạn chế, như đa số dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm có quy mô sản xuất nhỏ, tiêu thụ sản phẩm của dự án chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nhỏ tại địa phương. Chưa có dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện như tôm thẻ chân trắng, mực xà, gỗ rừng trồng.

Để triển khai có hiệu quả hơn nữa các mô hình liên kết các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong thời gian tới, huyện dự kiến sẽ triển khai một số nội dung như: Sản xuất nông nghiệp theo đúng quy hoạch, quan tâm đầu tư hỗ trợ các vùng sản xuất tập trung thực hiện các nội dung quan trọng như đầu tư hạ tầng, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện.

Song song đó hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhiều sản phẩm đặc trưng của huyện (sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên) để thực hiện đạt kết quả trên 30% sản lượng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch được liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện từ đó hình thành vùng sản xuất tập trung, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị và xuất khẩu hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương (hướng đến lập chỉ dẫn địa phương và sản xuất hàng hóa).

Theo đó, huyện đã xác định các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế và chủ lực của huyện, gồm: sản phẩm mực khơi (mực xà) và các loại cá nổi (cá cơm, cá nục, cá ngừ) với đội tàu đánh bắt xa bờ chiếm 40% toàn tỉnh; tôm thẻ chân trắng với diện tích nuôi đủ điều kiện hình thành vùng nuôi tập trung trên 1.000 ha.

Trong chăn nuôi tập trung phát triển chăn nuôi bò, nuôi gà tại các xã vùng Tây của huyện có điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi. Đối với lâm nghiệp tập trung phát triển trồng rừng gỗ lớn (cây keo lai cấy mô) tại các xã vùng phía tây của huyện, có diện tích trên 12 nghìn ha và có giao thông thuận lợi…

Trần Hiền

Lượt xem:  427 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 68 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com