hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hiệu quả từ công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn (21/10/2020)
Trong những năm qua, việc tập trung hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên thanh niên nghèo, thanh niên vùng nông thôn có cuộc sống ổn định được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Nam.

Mô hình chăn nuôi thỏ của THT Thành Đạt tại Điện Hòa, Điện Bàn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với các giải pháp hiệu quả, thiết thực, các cấp bộ đoàn toàn tỉnh đã giúp nhiều thanh niên vươn lên thoát nghèo bền vững, đáng chú ý, có nhiều hộ xây dựng được mô hình kinh tế gia đình phát triển, tăng thu nhập và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Các giải pháp hỗ trợ không chỉ dừng lại ở việc khơi dậy ý thức tự lực, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên của thanh niên nghèo, phát huy tinh thần thương thân, tương ái, hỗ trợ, tiếp sức cho thanh niên vươn lên lập nghiệp mà còn hỗ trợ sinh kế, tổ chức dạy nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm, hỗ trợ tư vấn xuất khẩu lao động, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật gắn với xây dựng các mô hình thực nghiệm; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay, khởi nghiệp, lập nghiệp…Nhờ vậy, trong 5 năm qua, đã có hơn 1,6 nghìn thanh niên nghèo, thanh niên nông thôn được đăng ký hỗ trợ, từ đó đã có gần 1,8 nghìn thanh niên thoát nghèo bền vững. Từ những kết quả đạt được, có thể khẳng định vai trò, tính xung kích của tuổi trẻ toàn tỉnh trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

Một trong những giải pháp hữu hiệu, mang tính bền vững nhất đó là hỗ trợ đào tạo nghề đối với thanh niên nghèo, thanh niên nông thôn, vùng DTTS. Theo đó, trong thời gian qua, cùng phối hợp với các đơn vị liên quan, đoàn thanh niên các cấp đã triển khai nhiều mô hình dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế cũng như đặc thù của thanh niên địa phương, như: Dạy nghề gắn với thực hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất; dạy nghề lưu động tại tại các vùng nông thôn, miền núi. Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các thanh niên tham gia học nghề. Từ năm 2017 đến nay, đã có gần 600 thanh niên được đào tạo nghề, trong đó có 65 thanh niên thuộc hộ nghèo, 79 thanh niên DTTS, 7 thanh niên khuyết tật…

Ngoài ra, công tác hướng dẫn thanh niên tổ chức sản xuất, phát triển mô hình kinh tế được tăng cường triển khai thông qua hình thức tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt; hỗ trọe vốn vay cho thanh niên nghèo. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên trong việc khởi nghiệp, lập nghiệp cũng như ứng dụng các tiến bộ KHKT.

Từ xuất phát điểm thấp, thiếu kiến thức sản xuất, kinh nghiệm làm ăn, khả năng tiếp cận thị trường chưa cao nhưng với tinh thần không ngại khó, ngại khổ, những hộ thanh niên nghèo trên đã tận dụng mô hình được chuyển giao hỗ trợ, từ đó phát triển kinh tế gia đình, đồng thời thu hút thêm một số lao động nhàn rỗi tại địa phương. Đáng chú ý, có một số mô hình kinh tế của thanh niên nghèo mạng lại hiệu quả cao như: Trang trại nấm của anh Bùi Văn Tin (Thăng Bình), giải quyết việc làm thường xuyên cho 02 lao động, giải quyết việc làm thời vụ cho 5-10 lao động; mô hình trang trại chăn nuôi gà của anh Dương Ngọc Đình (Thăng Bình), Hồ Tấn Sâm (Đại Lộc); mô hình chăn nuôi gắn với cây trồng lâm nghiệp của anh Trần Văn Triều (Hiệp Đức), Alăng Vau (Tây Giang); mô hình nuôi ếch của anh Lê Anh Tuấn (Điện Bàn)…

Bên cạnh các mô hình kinh tế của các hộ gia đình, mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên cũng đang được xây dựng. Hiện nay, toàn tỉnh có 48 HTX, 94 THT do thanh niên làm chủ, 322 mô hình, CLB thanh niên làm kinh tế giỏi và hơn 29 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ.

Cùng với đó, công tác hỗ trợ thanh niên xuất khẩu lao động được quan tâm triển khai với nhiều kết quả khả quan. Ngoài việc được tư vấn, phổ biến các thông tin liên quan về xuất khẩu lao động, các thanh niên có nhu cầu sẽ được hỗ trợ học ngoại ngữ miễn phí, bồi dưỡng kỹ năng làm việc phù hợp với môi trường lao động nơi đăng ký, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi. Với những thuận lợi đó, hằng năm, các cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh hỗ trợ hơn 200 thanh niên, đoàn viên tham gia đăng ký và xuất khẩu lao động. Đây được xem là hướng đi mới đầy tiềm năng cho thanh niên tỉnh nhà trên con đường thoát nghèo, lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu cho bản thân và gia đình, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Tuyết Hạnh

Lượt xem:  418 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 67 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com