hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 huyện Đông Giang (23/07/2019)
UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 huyện Đông Giang.

Cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Đông Giang

Mục tiêu của Đề án nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời 2 sống, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, tỉnh Quảng Nam và của huyện Đông Giang. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa; gắn kết việc triển khai chương trình Nông thôn mới với các chương trình hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó khai thác có hiệu quả các thế mạnh của các địa phương, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục duy trì tỷ lệ giảm nghèo qua các năm từ 5% trở lên.

Cụ thể, huyện phấn đấu đến năm 2020 đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Nông nghiệp - dịch vụ - Công nghiệp, đảm bảo theo cơ cấu: 60,5 % - 21,64 % - 17,85 %; Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt trên 2.076 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân trên 7,57%; Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản trên 251 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân trên 9%; Giá trị các ngành dịch vụ và tổng mức bán lẻ trong 5 năm: 592,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân: 14,61%; Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - xây dựng theo giá so sánh đạt trên 1.286 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân trên 7,7%; Thu ngân sách trên địa bàn (thu thuế) tăng bình quân 20%/năm; Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,39 triệu đồng/người/năm…

Tổng nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện Đề án đến năm 2020: 309.485 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: 183.132 triệu đồng; hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: 55.800 triệu đồng; Ngân sách huyện: 65.220 triệu đồng; Đóng góp của nhân dân và huy động khác: 5.333 triệu đồng.

Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, huyện Đông Giang sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm sau: Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tiếp tục huy động và tập trung nguồn lực để đầu tư các công trình và lĩnh vực đảm bảo thuộc đối tượng được thụ; trong đó ưu tiên các công trình cho cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi; duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn huyện.

Tiếp tục tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi, chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, các loại hình hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào đến chế biến và phát triển thị trường.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hoá các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu của thị trường lớn để hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo tham gia nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm các loại nông sản đặc trưng của huyện; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm hàng hoá cụ thể để kịp thời thông tin cho các doanh nghiệp và nông dân… để hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập.

Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm các loại nông sản đặc trưng của huyện.

Tăng cường các hoạt động về khuyến nông - khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn cho người dân, trong đó đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất nông sản an toàn, phù hợp với biến đổi khí hậu, hạn chế rủi ro do thiên tai, dịch bệnh;

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với đào tạo nghề nông nghiệp và giải quyết việc làm.

Tập trung đẩy mạnh nhân rộng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả đã được khẳng định trên thực tế; xây dựng mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng và nhóm dân cư. Khuyến khích kêu gọi và có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp liên kết giữa người nghèo với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ chi phí sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động, hỗ trợ kết nối người nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tăng cường huy động, nguồn lực thực hiện đề án, tập trung hỗ trợ thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng hiệu quả và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư các dự án thu hút nhiều lao động, tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ, đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường huy động nguồn lực trong nhân dân, các doanh nghiệp để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá giao thông nông thôn, xã hội hoá các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá thông tin và thể dục thể thao.

 

Thúy Hằng

Lượt xem:  514 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 52 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 50
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com