hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hiệp Đức với mô hình phòng chống rác thải nhựa và phân loại rác thải tại hộ gia đình (06/10/2024)
Mô hình phòng chống rác thải nhựa và phân loại rác thải tại hộ gia đình đang được triển khai hiệu quả tại huyện Hiệp Đức. Thông qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp, góp phần trong thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ảnh minh họa.

Sản phẩm nhựa là một sáng kiến vĩ đại của nhân loại. Chúng ta không thể phủ nhận những tiện lợi mà sản phẩm nhựa mang lại trong cuộc sống hiện đại ngày nay; nhựa được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trên mọi mặt đời sống. Thế nhưng, cũng vì quá thuận tiện mà sản phẩm nhựa, đặc biệt là túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần đang bị lạm dụng quá mức và rác thải nhựa đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống, với tên gọi “ô nhiễm trắng”.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân ngày càng cao, kéo theo đó là một loạt vấn đến cần giải quyết trong đó vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt là một trong những bài toán nan giải hiện nay. Bình quân khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khoảng 810 tấn/ngày, trong đó tại huyện Hiệp Đức khoảng 14 tấn/ngày bao gồm rác thải thực phẩm và rác thải sinh hoạt khác trong đó có rác thải nhựa. Một con số đáng lo ngại và áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết bài toán xử lý rác thải, áp lực về nguồn quỹ đất, áp lực về nguồn lực ngân sách nhà nước và áp lực về xử lý ô nhiễm môi trường do quá tải tại các khu xử lý chất thải rắn tập trung. Do vậy, việc giảm thiểu chất thải nhựa, giảm thiểu chất thải sinh hoạt đưa đi xử lý là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 29/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 2625/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, UBND huyện Hiệp Đức đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện phân loại rác tại nguồn, chống rác thải nhựa, qua đó huyện cũng đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 16/6/2023 về tăng cường công tác quản lý tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn huyện Hiệp Đức, đồng  thời, triển khai xây dựng Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, nhằm kêu gọi cộng đồng thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy, thực hiện phân loại rác tại nguồn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái. Đồng thời, để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở đó các ngành, địa phương, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn huyện cũng đã đồng loạt phát động và tổ chức triển khai nhiều hoạt động truyền thông, biện pháp giảm thiểu và giải pháp thay thế nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy tại cơ quan, đơn vị thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình điển hình về “Chống rác thải nhựa” kết hợp với việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn toàn huyện đã mang lại nhiều kết quả tích cực ban đầu, cụ thể như: mô hình “Giỏ rác nhà ta” góp phần nâng cao giá trị nhận thức của người dân trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn, xử lý rác thải thực phẩm tại đất vườn nhà, giảm thiểu khối lượng rác đưa đi xử lý; các mô hình “Phụ nữ nói không với túi nilon”, “Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh”, “Phụ nữ xách giỏ đi chợ, sử dụng hộp đựng thức ăn” góp phần giảm thiểu chất thải nhựa, đồng thời kết hợp trồng cây xanh tạo các tuyến đường đẹp trong việc thực hiện tiêu chí nông thôn mới; giảm thiểu khí nhà kính (CO2) góp phần hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu,….

Hiện nay, huyện đang hướng đến xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Tái chế rác thải thực phẩm thành phân vi sinh và phân trùn quế” từ quy mô cấp tổ, thôn đến cấp xã, lợi ích của việc thực hiện mô hình này là: tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác phân loại rác tại nguồn, giảm áp lực về quỹ đất (xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh), tận dụng được nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón từ rác, tăng cường khả năng thu gom, xử lý rác thải thực phẩm phát sinh (rác của những hộ không có đất vườn nhà, không có điều kiện xử lý chất thải thực phẩm tại nhà)… và một mô hình nữa là mô hình “Thùng rác mỹ quan, thân thiện môi trường” lợi ích của mô hình này là ngoài việc phục vụ phân loại rác tại nguồn, còn có lợi ích chống rác thải nhựa (không sử dụng thùng rác có chất liệu từ nhựa), đảm bảo mỹ quan, tăng cường công tác truyền truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm quản lý rác thải từ hộ gia đình đến cơ quan nhà nước, hướng đến môi trường đô thị văn minh.

 

THÚY HẰNG

Lượt xem:  64 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 88 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com