Thực hiện Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của HĐND tỉnh quy định cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025. Trong 03 năm (2022- 2024), tổng số phương án đăng ký từ nhân dân được tiếp nhận 1.401 hồ sơ. Qua sàng lọc hồ sơ và kiểm tra thực tế, số hồ sơ đáp ứng quy định được thẩm định phê duyệt là 734 hộ. Tính đến hết ngày 20/5/2024, tổng số kinh phí đã giải ngân hỗ trợ sau đầu tư cho 545 hộ.
Theo đó, tổng diện tích vườn đến nay 6.837 ha/7.000ha, tăng 1.591 ha so với năm 2021, đạt 98% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 -2025 đề ra. Diện tích một số cây chủ lực tăng lên đáng kể: Cây Măng cụt đạt 595,3ha/1.000ha KH (59,5%KH), tăng 323ha so với năm 2021; cây Sầu riêng đạt 134,7ha/250ha KH (53,9%KH), tăng 34ha so với năm 2021; Bưởi da xanh 143ha/300ha KH (47,7% KH), tăng 43 ha so với năm 2021; cây Cau đạt 1.055,9 ha/350ha KH (301% KH) vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó, số diện tích tăng từ cơ chế hỗ trợ của Nghị quyết 35 đạt 179,14 ha. Diện tích vườn được cải tạo, đầu tư, thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế đạt 5.000 ha, đạt 75% vườn hiện có, tăng 9% so với đầu nhiệm kỳ (năm 2020 có 3.984 ha vườn được cải tạo, chỉnh trang).
Huyện Tiên Phước đã dành được 22 giải thưởng trong cuộc thi Vườn đẹp cấp tỉnh. Số lượng trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/TT-BNNPTNT ngày ngày 28/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 18 trang trại, đạt 36% Nghị quyết đề ra.
Giá trị thu nhập từ KTV-KTTT tăng từ 120 triệu đồng/ha (năm 2020) lên 156,3 triệu đồng/ha (năm 2022), ƣớc cuối năm 2023 đạt 172,41 triệu đồng/ha. Chất lượng các mô hình vườn thực hiện theo Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh đều được đầu tư một cách đồng bộ, bài bản, được Hội đồng nhân dân huyện đánh giá cao qua giám sát tại các địa phương. Mức độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh của nông dân đã có chuyển biến tích cực. Các mô hình đều ứng dụng lắp đặt hệ thống tưới bán tự động, điều khiển tự động qua điện thoại thông minh, tưới đến từng gốc cây, giúp hộ dân theo dõi đảm bảo nguồn nước và tiết kiệm nước tưới.
Về giải ngân kinh phí, huyện cũng đã tập trung triển khai các giải pháp hiệu quả, tỷ lệ giải ngân đều đạt 100%. Trong đó, năm 2022, giải ngân 8 tỷ đồng/8 tỷ đồng, năm 2023: 7,9 tỷ đồng/7,9 tỷ đồng đạt 100% vốn tỉnh giao, năm 2024 đã giải ngân hỗ trợ hơn 4,9 tỷ đồng/6,8 tỷ đồng đạt 72% vốn tỉnh giao.
Ngày 20/5/2024, UBND huyện Tiên Phước đã ban hành Quyết định số 1712/QĐ-UBND phê duyệt phương án sản xuất kinh doanh cho 155 hộ đăng ký thực hiện trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 14 tỷ đồng, tổng kinh phí đề nghị nhà nước hỗ trợ theo Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh là hơn 8 tỷ đồng. Trong khi đó, kinh phí tỉnh phân bổ cho huyện năm 2024 chỉ còn 1,9 tỷ đồng; so với nhu cầu kinh phí đề nghị hỗ trợ năm 2024, huyện Tiên Phước hiện thiếu khoảng 6,136 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Tiên Phước cũng gặp một số vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đề án về kinh tế vườn. Nhu cầu về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại của nhân dân rất lớn nhưng nguồn lực hỗ trợ thực hiện NQ 35 của HĐND tỉnh phân bổ cho huyện Tiên Phước còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Để tạo điều kiện xây dựng huyện Tiên Phước trở thành huyện trọng điểm về kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái như định hướng của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Trên tinh thần Thông báo số 714-TB/TU ngày 15/3/2024 kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ huyện Tiên Phước, UBND huyện Tiên Phước cũng đã đề nghị UBND tỉnh, các Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT xem xét bổ sung kinh phí cho huyện Tiên Phước để hỗ trợ cho nhân dân đã đăng ký thực hiện phát triển KTV- KTTT theo Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND năm 2024 đạt kế hoạch đề ra.