Điểm cầu Quảng Nam.
Tại điểm cầu Quảng Nam, đại diện lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh cùng một số sở, ngành, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) tỉnh, các hợp tác xã, liên hiệp HTX, tổ hợp tác và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tham dự.
Theo báo cáo tại Hội thảo, tính đến hết năm 2023, cả nước có 30.698 hợp tác xã (HTX), 137 liên hiệp hợp tác xã (LHHTX) và 71.500 Tổ hợp tác (THT). Trong tổng số HTX toàn quốc có 20.500 HTX nông nghiệp (chiếm 66,7%) và gần 10.200 HTX phi nông nghiệp (chiếm 33,3%). Trong đó, có 1.718 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất kinh doanh, trên 4.339 HTX nông nghiệp đảm nhận bao tiêu nông sản, chiếm 24,5% tổng số HTX nông nghiệp.
Triển khai chương trình tín dụng phục vụ phát triển khu vực KTTT, HTX, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định riêng về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện đang thực hiện theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP, trong đó quy định nhiều cơ chế tín dụng ưu đãi đối với KTTT, HTX như: Chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm; chính sách ưu đãi lãi suất; cơ chế xử lý nợ đặc thù. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo triển khai nhiều chính sách cho vay ưu đãi, trong đó có đối tượng thụ hưởng là HTX.
Ngoài các chính sách ưu đãi thực hiện tại các Ngân hàng thương mại, các HTX, thành viên HTX còn được vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua khoảng 28 chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH, trong đó HTX được vay vốn lãi suất ưu đãi triển khai Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh đối với hộ cận nghèo quy định trong từng thời kỳ) và Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý (lãi suất cho vay 3,96%/năm); vay ưu đãi để tạo việc làm, vay 0% trả lương ngừng việc trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19.
Những năm qua, nhiều HTX đã sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của thành viên. Thông qua nguồn vốn được vay, các HTX đã đầu tư xây dựng được mô hình liên kết sản xuất - kinh doanh theo chuỗi giá trị, nâng cao rõ rệt hiệu quả sản xuất - kinh doanh; nhiều HTX dùng nguồn vốn tổ chức các hoạt động phát triển sản phẩm có thế mạnh, sản xuất theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị thương mại, HTX đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phù hợp với quy định của pháp luật…Đến cuối tháng 2/2024, dư nợ cho vay đối với HTX, LHHTX đạt 6.043 tỷ đồng với gần 1.200 HTX, LHHTX.
Hội thảo đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, thực trạng và giải pháp về tín dụng đối với HTX… Đại diện Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ KH-CN tham luận, giải đáp một số vấn đề liên quan đến việc nâng cao năng lực tiếp cận khoa học - công nghệ, chuyển đổi số và xúc tiến thương mại của khu vực kinh tế tập thể.
Theo bà Cao Xuân Thu Vân- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, vốn tín dụng được xem là yếu tố quyết định phát triển cho Hợp tác xã. Vì vậy, cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách cũng như tìm ra giải pháp tháo gỡ về nguồn vốn cho Hợp tác xã; mở rộng và phát triển mô hình Tổ hợp tác được vay từ nguồn hỗ trợ của Hội Nông dân, Hội phụ nữ…Trong thời gian tới, cần phải có giải pháp hỗ trợ từ nhiều phía đối với Hợp tác xã kể cả cơ chế, chính sách hỗ trợ, các quy định hướng dẫn để thực hiện Luật Hợp tác xã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024; các nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước như Quỹ phát triển Hợp tác xã, các chính sách về công nghệ,