hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Triển khai "Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành NN&PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" (26/04/2023)
Sáng ngày 25/4, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai "Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành NN&PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050".

Điểm cầu Quảng Nam.

Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến và Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng chủ trì. Về phía điểm cầu Quảng Nam có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, đại diện các Sở, ngành liên quan tham dự.

Ngày 16/1/2023, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ký Quyết định số 296/QĐ-BNN-KHCN về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bền vững, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và quốc tế, gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại. Xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp đủ tiềm lực và trình độ tạo ra các luận cứ và sản phẩm khoa học có giá trị cao, tiếp thu chọn lọc và làm chủ các công nghệ tiên tiến của thế giới, chuyển giao ứng dụng, nhân rộng trong thực tiễn sản xuất; góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của Chiến lược là: Nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ của các tổ chức KH&CN công lập và khu vực tư nhân. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức trên 50%; Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (VietGAP) hoặc tương đương trở lên đạt trên 40%; Tỷ lệ kết quả các nhiệm vụ KH&CN có sản phẩm là giống, vật tư đầu vào, quy trình công nghệ, thiết bị, tiến bộ kỹ thuật..., được ứng dụng vào thực tiễn đạt trên 90% vào năm 2025 và đạt trên 95% năm 2030. Có ít nhất 60% kết quả nghiên cứu được công nhận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất; trong đó khoảng 15% kết quả nghiên cứu được đăng ký bản quyền sáng tạo, sở hữu trí tuệ. Tổng giá trị chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ NN&PTNT cho doanh nghiệp tăng 20% giai đoạn 2021-2025 và 35% giai đoạn 2026-2030; Hỗ trợ xây dựng và phát triển được ít nhất 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước; xây dựng và phát triển 50-100 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái nông nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động ĐMST chiếm 60% vào năm 2025 và chiếm 85% vào năm 2030.

Tại hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh đến việc đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức của thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT trong việc huy động nguồn lực đầu tư khoa học và công nghệ trong nông nghiệp. Đồng thời, đề ra các giải pháp, hướng đi nhằm nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp. Trong đó, nhấn mạnh đến những giải pháp như: đẩy mạnh huy động nguồn lực đầu tư khoa học và công nghệ trong nông nghiệp. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức nông nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản; có chính sách hỗ trợ đầu tư hiệu quả lĩnh vực nông nghiệp, có chính sách ưu tiên về việc nghiên cứu ứng dụng giống cây trồng... 

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng, quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thời gian qua. Để cụ thể hóa chiến lược, các đơn vị trực thuộc cũng như các viện, trường, đơn vị, địa phương phải nhận thức rõ và cụ thể hóa bằng hành động trong lĩnh vực quản lý. 

Trong đó, ưu tiên nhiệm vụ tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân, về sứ mệnh, vị trí, vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đổi mới tư duy để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành khâu đột phá đưa kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ; chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, bền vững với môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực nông nghiệp; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao, trình độ chuyên môn phù hợp theo các nấc thang tránh tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ"; phát triển nghiên cứu các giống cây, con mới; nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường khoa học công nghệ; thành lập các trung tâm dịch vụ ở các địa phương; ưu tiên lĩnh vực trong nền tảng công nghệ số.

 

Thúy Hằng

Lượt xem:  215 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 183 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70 110 150 180
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com