hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng trồng, vùng nuôi, thúc đẩy sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ (07/12/2022)
Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2022 và triển khai Kế hoạch năm 2023 vừa qua.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng trồng, vùng nuôi, thúc đẩy sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ.

Năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết vào các giai đoạn quan trọng của cây trồng làm ảnh hưởng đến năng suất; giá cả vật tư tăng cao ảnh hưởng đến đầu tư của nông dân dẫn đến kết quả tuy không đạt kế hoạch một số mặt, nhưng nhìn chung vẫn ổn định, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng so với cùng kỳ. Kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường, bước đầu hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh; chăn nuôi lợn từng bước phục hồi, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh trên động vật cơ bản được kiểm soát. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành theo định hướng đảm bảo: Kinh tế rừng phát triển, kết quả sản xuất dược liệu, thủy sản đều tăng. Kết cấu hạ tầng nông thôn nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng hoàn thiện. Kinh tế hợp tác ngày càng phát huy hiệu quả góp phần vào việc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tập trung, gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm. Cải cách hành chính được thúc đẩy, giảm thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, xúc tiến đầu tư được quan tâm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn và đạt được kết quả tích cực, số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt mục tiêu đề ra; sản phẩm OCOP ngày càng được chú trọng phát triển về chiều sâu; triển khai tích cực và có kết quả công tác chuyển đổi số,...

Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành đó là: Việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách còn chưa phát huy hết hiệu quả, một số cơ chế còn vướng mắc chưa có giải pháp tháo gỡ kịp thời; triển khai thực hiện các chủ trương lớn của Tỉnh còn chậm, kết quả chưa cao như phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, chuyển đổi cây trồng, truy xuất nguồn gốc; một số tồn tại nhiều năm trước về lĩnh vực nông thôn vẫn chưa được khắc phục dứt điểm.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-KT trong sản xuất nông nghiệp.

Để thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp và PTNT năm 2023 đạt các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đề ra; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương có kế hoạch cụ thể để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong báo cáo đã nêu, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Đẩy mạnh thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tư duy kinh tế nông nghiệp; trong đó tập trung vào các sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Xây dựng và phát triển sản phẩm chủ lực theo điều kiện và lợi thế của từng địa phương. Trong đó, phát huy hiệu quả, kết quả sản xuất giống nông nghiệp gắn với ứng dụng khoa học công nghệ. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi. Triển khai thực hiện tốt các chương trình/dự án/kế hoạch về phát triển sinh kế lòng hồ thủy điện, hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm các khu vực rừng đặc dụng, phòng hộ. Xúc tiến hỗ trợ đầu tư và phát triển bảo tồn biển, nuôi biển.

Tăng cường công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng các công cụ phục vụ chuyển đổi số, tập trung vào quản lý đất nông nghiệp, quản lý sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực phục vụ chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước các cấp và sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; phát triển thương mại điện tử. Đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh, mô hình quản lý vùng chuyên canh, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain, quản lý nông sản từ quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để cung ứng sản phẩm trực tiếp từ nơi cung ứng đến người bán lẻ nhằm giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, quản lý bảo vệ rừng, tưới tiêu, mã vùng sản xuất cây trồng con vật nuôi,... kết nối tiêu thụ nông sản phục vụ cho công tác chuyển đổi số ngành nông nghiệp (bao gồm doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất lớn đối với cây trồng chủ lực của tỉnh). Triển khai ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh, sản phẩm nông nghiệp đặc sản, những sản phẩm đã ứng dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý thông tin, phân tích dữ liệu và cảnh báo thiên tai; hiện đại hóa công tác phòng chống thiên tai.

Nông thôn mới, diện mạo mới với nhiều khởi sắc ở các làng quê Quảng Nam.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng trồng, vùng nuôi nhằm thúc đẩy chuyển dịch sản xuất hàng hóa gắn tiêu thụ sản phẩm, trong đó: Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông nội đồng, giao thông kết nối các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn với các đường tỉnh lộ hay quốc lộ kết nối không gian phát triển giữa các vùng, khu vực, địa phương để thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi lạnh, vận chuyển nông sản tươi sống, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhất là các kho dự trữ, bảo quản, kho lạnh, kho chứa lương thực, thực phẩm. Đánh giá nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn thời gian qua để định hướng trong đầu tư phát triển giai đoạn đến.

Tích cực phối hợp, liên kết với các ngành trong công tác tuyên truyền sản phẩm nông nghiệp bằng nhiều hình thức. Tăng cường xúc tiến giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại các thị trường trong nước kể cả việc hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Triển khai du lịch nông nghiệp trên nền tảng lợi thế ngành du lịch của tỉnh.

Các địa phương tổng hợp các khó khăn vướng mắc và đề xuất kiến nghị giải quyết các vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn giải quyết. Các khó khăn, vướng mắc ngoài khả năng, thẩm quyền giải quyết của ngành thì tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh giải quyết hoặc kiến nghị HĐND tỉnh, Bộ ngành, Chính phủ giải quyết.

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương làm tốt công tác chuẩn bị để tổ chức thành công Lễ hội Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) cấp quốc gia lần thứ nhất và các hoạt động, sự kiện gắn với Lễ hội trong năm 2023.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 và triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2023, đặc biệt là bố trí lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT; chủ động xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, có hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh việc đổi mới quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số để triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, cơ chế và phục vụ cho công tác quản lý chỉ đạo sản xuất; nâng cao năng lực nông nghiệp địa phương (huyện, xã), nâng cao năng lực lực lượng cán bộ kiểm lâm cơ sở, khuyến khích thu hút đầu tư, khởi nghiệp nông nghiệp... trên các lĩnh vực của ngành.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây dựng Tổ Khuyến nông cộng đồng làm cầu nối giúp nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả; đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giải pháp để Tổ Khuyến nông cộng đồng hoạt động tốt hơn.

Tăng cường giải ngân các nguồn vốn của các chương trình, dự án do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư và các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành, tránh trường hợp trả lại như năm 2022.

 

Thúy Hằng

Lượt xem:  228 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 42 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20 40
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com