hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Những kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp trong năm 2022 (06/12/2022)
Năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: giá vật tư nông nghiệp tăng cao, diễn biến bất thường thời tiết ngay tại các thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong bối cảnh đó, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp, HTX đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội vượt qua khó khăn, thách thức để vừa thực hiện phát triển ngành vừa phòng, chống tốt dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2022 nhìn chung vẫn ổn định, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất NLTS năm 2022 (theo giá so sánh 2010) ước đạt đạt 15.118 tỷ đồng, tăng 2,47% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Nông nghiệp đạt 8.986,5 tỷ đồng, tăng 2,7%; lâm nghiệp đạt 1.724,2 tỷ đồng, tăng 5,8%; thủy sản đạt 4.407,3 tỷ đồng, tăng 0.78%. Giá trị sản phẩm trồng cây hàng năm trên 01 ha ước đạt 92 triệu đồng (tương đương năm 2021 và tăng hơn 2 triệu đồng so năm 2020), giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên 1 ha ước đạt khoảng 400 triệu đồng (tăng hơn 5 triệu đồng so năm 2020). 

Bên cạnh đó, trong năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện một số nhiệm vụ đã đạt được những kết quả nổi bật, cụ thể như sau:

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đã ban hành: Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 05 Nghị quyết: (1) Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 Quy định cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 – 2025; (2) Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 về Sửa đổi Điều 2 Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 3/10/2019 của HĐND tỉnh quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; chế độ hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; (3) Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh; tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ, huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025; (4) Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 Quy định nội dung, mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, đơn vị đặt hàng thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025; (5) Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; và các Quyết định của UBND tỉnh để triển khai các Nghị quyết nêu trên.

Phát triển tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển đổi cơ cấu cây trồng:  Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND, trong 08 tháng đầu năm 2022, đã có 09 dự án liên kết trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2022, có 33 Công ty, đơn vị tổ chức liên kết với HTX, nông dân để sản xuất giống cây trồng; đặc biệt, liên kết sản xuất được hơn 5000 ha sản xuất giống lúa. Tại một số địa phương, HTX đã chủ động liên kết với các Công ty, Doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ nông sản cho người dân, trong đó nổi bật nhất là huyện Duy Xuyên đã tổ chức liên kết hơn 230 ha để sản xuất các loại cây trồng. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh công tác chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng cạn ngắn ngày, cây dược liệu, cây ăn quả; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (Quyết định số 1432/QĐ-UBND ngày 26/5/20022). Trên cơ sở đó, các địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kết quả trong năm tổng diện tích chuyển đổi đạt 1.104 ha. 

 Sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn thực phẩm được chú trọng phát triển; Công tác quản lý chất lượng và ATTP hàng nông sản tiếp tục được tăng cường: Trong năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn (Quyết định số 3680/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh). Theo đó, các địa phương đã thực hiện rà soát, khoanh vùng định hướng phát triển các vùng chuyên canh theo kế hoạch. Kết quả, tổng diện tích sản xuất rau, củ, quả an toàn đã thực hiện là 58 ha, trong đó rau chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và tương đương là 31,7 ha. Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã được hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng. Bên cạnh đó, UBND các huyện/thị xã/ thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; triển khai công tác thống kê thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT; triển khai hướng dẫn ký Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn đối với các cơ sở nhỏ lẻ.

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu: Trong năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác (Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND). Chính điều này, đã tạo động lực thúc đẩy trồng mới, di thực cũng như bảo tồn cây dược liệu đặc biệt sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh. Kết quả, trong năm, đã trồng mới được 22,3 ha sâm Ngọc Linh, nâng tổng diện tích 1.272,3 ha; trồng thử nghiệm di thực tại 03 huyện Núi Thành, Tiên Phước, Đông Giang với số lượng 8.000 cây; thu hút 19 tổ chức, doanh nghiệp thuê môi trường rừng để trồng mới sâm Ngọc Linh, trong đó có 14 đơn vị đã thực hiện trồng mới 34 ha sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, trong năm 2022, UBND các huyện đã hoàn thành xây dựng Kế hoạch bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My năm 2022, kết quả đến nay đã hỗ trợ hơn 500.000 cây giống trồng mới cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh.

Tập trung chỉ đạo triển khai Chương trình chuyển đổi số, Chính quyền số: Trong năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh công tác truyền thông thông qua tổ chức nhiều hoạt động như hội nghị, hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và huy động sự vào cuộc của Lãnh đạo các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở và Phòng chuyên môn cấp huyện trong toàn ngành Nông nghiệp và PTNT để thực hiện Chương trình Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chương trình phát triển kinh tế số và xã hội số. Đến nay, bước đầu đã đạt được một số kết quả: (1) Lập và trình thẩm định Hệ thống thông tin ngành Nông nghiệp; (2) Triển khai cập nhật thông tin số hóa cơ sở dữ liệu Hợp tác xã nông nghiệp; (3) Triển khai nhập dữ liệu báo cáo hàng tháng trên hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Nam (LRIS) và tích hợp số liệu vào hệ thống IOC tỉnh Quảng Nam nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành; (4) Cung cấp thông tin hoạt động ngành Nông nghiệp trên Trang thông tin điện tử Sở, app SmartQuangNam; (5) Đã xây dựng và vận hành 03 hệ thống cơ sở dữ liệu: Ứng dụng VRAIN trên điện thoại; Hệ thống quản lý, giám sát rừng tỉnh Quảng Nam; Phần mềm quản lý dữ liệu Thanh tra Pháp chế; (6) Đã tiếp nhận, cập nhật số liệu trên các phần mềm chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT của các lĩnh vực: Lâm nghiệp, Chăn nuôi và Thú y, Thủy lợi, Phát triển nông thôn, Thủy sản và Khuyến nông; (7) Đang triển khai xây dựng: App Phòng chống thiên tai ứng dụng trên điện thoại, máy tính; Phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc điều hành, quản lý, ứng phó trong công tác sơ tán dân; (8) Tiếp tục phối hợp hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, kết quả đã đưa được: sàn VOSO.VN của Viettel là 104 sản phẩm; sàn POSTMART.VN của Bưu điện là 109 sản phẩm.

Phát triển nông thôn và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt và vượt mục tiêu đề ra: Đến nay, có 118 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 60,82%; ước kết quả thực hiện đến cuối năm 2022 có thêm ít nhất 05 xãđạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn đến năm 2022 là 123 xã, đạt tỷ lệ 63,4%. Có 10 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, trong đó có 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Đại Hiệp). 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Phú Ninh, Duy Xuyên) và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TP Tam Kỳ, TX Điện Bàn). Có 211 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu hoặc thôn NTM. Đồng thời, năm 2022, là năm chuyển tiếp để thực hiện cho giai đoạn 2022-2025, đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025. 

 

TH

Lượt xem:  392 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 177 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70 110 140
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com