Mục tiêu của Đề án hướng đến năm 2025: - Lượng nông sản tiêu thụ qua các kênh liên kết đạt tối thiểu 30% lượng tiêu thụ nông sản trên thị trường. - Số doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo kênh liên kết đạt 50% tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ nông sản. - Tối thiểu 30% tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa nông sản áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Định hướng đến năm 2030: Tiếp tục phát triển các mục tiêu đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản. Phấn đấu đến năm 2030 lượng nông sản tiêu thụ qua các kênh liên kết đạt khoảng 50% lượng tiêu thụ nông sản trên thị trường. Số doanh nghiệp thực hiện phương thức tổ chức tiêu thụ theo kênh liên kết đạt 80% tổng số doanh nghiệp.Tối thiểu 70% tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa nông sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Đề án đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm sau: Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản. - Tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, bảo đảm nông sản được tiêu thụ đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu trong ngắn hạn và dài hạn, làm cơ sở để định hướng sản xuất nông sản theo yêu cầu của thị trường. - Hiện đại hóa công tác sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể để áp dụng những mô hình mới đã thành công của địa phương, nâng cao giá trị hàng nông sản. - Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại,xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản; giảm rủi ro, hạn chế việc lệ thuộc vào một số thị trường, từng bước mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.