Ông Lê Văn Hưng – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Châu cho hay, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn do thiên tai và dịch Covid-19 nhưng hoạt động sản xuất - kinh doanh ở địa phương vẫn tương đối ổn định.
Theo đó, các ngành sản xuất từ sản phẩm kim loại, gia công đồ gỗ, buôn bán, kinh doanh vật liệu xây dựng… góp phần giải quyết tốt bài toán việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đưa tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2020 đạt 109,65 tỷ đồng, tăng 9,9 tỷ đồng so với năm 2019.
Đến nay, Duy Châu đã cải tạo, chỉnh trang, dồn điền đổi thửa với tổng diện tích hơn 384ha đất lúa và hoa màu. Cùng với đó, địa phương chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, nâng cao hiệu quả sản xuất. Qua thống kê, 1ha đất chuyên canh cây trồng cạn như ớt, đậu cô ve, đậu xanh… mang về cho nhà nông 90 - 150 triệu đồng/năm.
Nhờ kinh tế chuyển biến tích cực, năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 42,63 triệu đồng, tăng 6,6 triệu đồng so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 2,27%, giảm 0,5% so với cách đây 2 năm.
Xã Duy Châu linh hoạt huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống kênh mương, giao thông, điện thủy lợi hóa đất màu, cơ sở vật chất văn hóa… với tổng kinh phí đầu tư trong 2 năm qua hơn 8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 6,3 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 1,7 tỷ đồng, còn lại từ các nguồn lực khác.
Ông Lê Văn Hưng cho biết, thời gian tới, để xây dựng hoàn thành xã NTM nâng cao, địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, ưu tiên công trình phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh nhằm tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội bứt phá.
Đồng thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, hướng đến tăng thu nhập bền vững cho người dân. Mặt khác, chú trọng công tác bảo vệ môi trường nông thôn, trong đó ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học - công nghệ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải, nước thải từ hộ gia đình.
“Địa phương cũng sẽ chú trọng phát triển phong trào văn hóa - thể thao cơ sở để tạo môi trường cho người dân tham gia vui chơi giải trí, gắn kết cộng đồng. Đặc biệt, nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực đội ngũ cán bộ. Xây dựng nội quy, quy ước, mô hình cộng đồng tự quản ở thôn, xóm, góp phần chung tay đảm bảo an ninh trật tự xã hội” - ông Hưng nói.
Ông Lê Văn Hưng – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Châu cho hay, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn do thiên tai và dịch Covid-19 nhưng hoạt động sản xuất - kinh doanh ở địa phương vẫn tương đối ổn định.
Theo đó, các ngành sản xuất từ sản phẩm kim loại, gia công đồ gỗ, buôn bán, kinh doanh vật liệu xây dựng… góp phần giải quyết tốt bài toán việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đưa tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2020 đạt 109,65 tỷ đồng, tăng 9,9 tỷ đồng so với năm 2019.
Đến nay, Duy Châu đã cải tạo, chỉnh trang, dồn điền đổi thửa với tổng diện tích hơn 384ha đất lúa và hoa màu. Cùng với đó, địa phương chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, nâng cao hiệu quả sản xuất. Qua thống kê, 1ha đất chuyên canh cây trồng cạn như ớt, đậu cô ve, đậu xanh… mang về cho nhà nông 90 - 150 triệu đồng/năm.
Nhờ kinh tế chuyển biến tích cực, năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 42,63 triệu đồng, tăng 6,6 triệu đồng so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 2,27%, giảm 0,5% so với cách đây 2 năm.
Xã Duy Châu linh hoạt huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống kênh mương, giao thông, điện thủy lợi hóa đất màu, cơ sở vật chất văn hóa… với tổng kinh phí đầu tư trong 2 năm qua hơn 8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 6,3 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 1,7 tỷ đồng, còn lại từ các nguồn lực khác.
Ông Lê Văn Hưng cho biết, thời gian tới, để xây dựng hoàn thành xã NTM nâng cao, địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, ưu tiên công trình phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh nhằm tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội bứt phá.
Đồng thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, hướng đến tăng thu nhập bền vững cho người dân. Mặt khác, chú trọng công tác bảo vệ môi trường nông thôn, trong đó ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học - công nghệ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải, nước thải từ hộ gia đình.
“Địa phương cũng sẽ chú trọng phát triển phong trào văn hóa - thể thao cơ sở để tạo môi trường cho người dân tham gia vui chơi giải trí, gắn kết cộng đồng. Đặc biệt, nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực đội ngũ cán bộ. Xây dựng nội quy, quy ước, mô hình cộng đồng tự quản ở thôn, xóm, góp phần chung tay đảm bảo an ninh trật tự xã hội” - ông Hưng nói.