hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Gắn sản phẩm OCOP với du lịch: Lối đi triển vọng (25/12/2020)
Ngành du lịch đang cần thêm những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn để làm mới, thu hút khách trong khi nhiều sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cần đa dạng hóa, mở rộng thị trường. Xây dựng sản phẩm hợp lý để kết hợp được cả hai là một lối đi triển vọng, đáng chờ đợi nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch - dịch vụ.
Quảng bá sản phẩm OCOP tại chợ phiên Hội An. Ảnh: Q.T
Quảng bá sản phẩm OCOP tại chợ phiên Hội An. Ảnh: Q.T

Tương hỗ để phát triển

Từ khi triển khai chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh, Hội An là một trong những địa phương tích cực xây dựng, nâng tầm các sản phẩm OCOP; trong đó một số sản phẩm bước đầu đã tạo được thương hiệu, trở thành sản phẩm trải nghiệm hoặc quà lưu niệm độc đáo được du khách lựa chọn như đèn lồng Dé Lantana, trà rừng Cù Lao Chàm, dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp rau Thanh Đông…

Trong những sản phẩm lần đầu tham gia OCOP cấp tỉnh năm nay, Hội An có nhiều sản phẩm hướng trực tiếp đến du khách như du lịch dừa nước Cẩm Thanh, du lịch làng gốm Thanh Hà hay trà Heal Organic Farm (HTX Nông nghiệp - dịch vụ bền vững Hội An) được kỳ vọng sẽ vừa giúp nâng cao chất lượng các điểm đến du lịch này, vừa xây dựng được chuỗi sản phẩm OCOP đặc trưng.

Với sự lan tỏa của hoạt động du lịch về phía Nam trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây, việc cải tạo, làm mới để có nguồn thu “kép” là điều cần thiết mà các đơn vị phụ trách xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP cần thích ứng để nắm bắt cơ hội.

Ông Võ Nguyên Tùng – hộ sản xuất làng nước mắm Cửa Khe (xã Bình Minh, Thăng Bình) chia sẻ: “Lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng ở khu vực nam Hội An thời gian qua rất lớn (năm 2019 khoảng 700 nghìn lượt) trong khi làng mắm Cửa Khe lại rất gần các địa điểm này nên chúng tôi đang bước đầu định hình việc xây dựng sản phẩm trải nghiệm quy trình làm nước mắm kết hợp với thưởng thức ẩm thực đặc trưng địa phương. Điều này sẽ giúp kéo dài thời gian tham quan, lưu trú của khách vừa giúp phát triển sản phẩm OCOP mắm Cửa Khe bền vững hơn”.

Đến thời điểm này, tại TP.Hội An có 5 điểm bán hàng OCOP và phần lớn gắn với cửa hàng thực phẩm sạch hoặc đặc sản nên có cơ hội lớn để tiếp cận đến du khách. Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết: “Từ tháng 12.2018 chợ phiên Hội An được tổ chức, quy tụ nhiều sản phẩm OCOP của thành phố, qua thời gian phiên chợ đã mở rộng phạm vi các gian hàng ra những huyện khác như Thăng Bình, Tiên Phước, Bắc Trà My… và trở thành địa chỉ tin cậy cho cộng đồng, du khách tiêu thụ sản phẩm sạch, bản địa”. Dự kiến khi dịch Covid-19 được khống chế, việc xây dựng, phát triển chợ phiên sẽ do câu lạc bộ khởi nghiệp – sáng tạo TP.Hội An phụ trách với tần suất diễn ra 1 tuần/lần. Đây là cơ hội rất lớn để chuỗi sản phẩm OCOP của Hội An và các địa phương khác tiếp cận, lan tỏa mở rộng thị trường tiêu thụ.  

Còn dư địa để “cộng sinh”

Hiện nay, ngành du lịch Quảng Nam đang chuyển động theo hướng “xanh”, hướng đến sự bền vững, trong khi các sản phẩm OCOP của tỉnh là các sản phẩm đặc trưng hoặc thuần hóa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Có thể thấy giữa hai bên có sự kết nối với nhau mật thiết, nếu khai thác một cách hiệu quả có thể giúp nâng cao giá trị gia tăng của cả hai lĩnh vực này lên gấp nhiều lần. Bình quân mỗi năm có hơn 350 nghìn lượt khách (hơn 5%) tham gia trải nghiệm các loại hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với gần 20 sản phẩm ở nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng nằm trong danh mục OCOP của tỉnh nên dư địa để đôi bên “cộng sinh” còn rất rộng mở.

Ông Thiều Việt Dũng - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho rằng: “Với lợi thế, đặc thù của Hội An thì trong thời gian tới rất cần sớm quy hoạch, hình thành một trung tâm tiêu thụ sản phẩm OCOP tầm cỡ vùng, hội tụ được những sản phẩm đặc trưng nhất của tỉnh, thậm chí là ngoài tỉnh để quảng bá đến du khách trong và ngoài nước”.

Là địa phương có hệ thống sản phẩm OCOP phát triển rất mạnh, tạo được dấu ấn lớn nên từ cuối năm ngoái, UBND huyện Tiên Phước đã đưa vào hoạt động Trung tâm trưng bày sản phẩm OCOP, từng bước trở thành đầu mối phân phối hàng hóa OCOP của huyện và một số địa phương khác để quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ và là một điểm dịch vụ tăng thêm trong “hệ sinh thái” du lịch làng cổ Lộc Yên được Tập đoàn Thiên Minh hỗ trợ cải tạo, phát triển. Được biết, trong năm 2021, Sở NN&PTNT sẽ chủ trì phối hợp với Sở VH-TT&DL cùng hai huyện Tiên Phước, Đông Giang triển khai mô hình thí điểm làng văn hóa du lịch cổ Lộc Yên và làng Bhờ Hôồng theo chương trình mỗi xã một sản phẩm để nâng cao chất lượng điểm đến, sản phẩm OCOP của hai đơn vị này.

 QUỐC TUẤN (báo quảng nam)

 

Lượt xem:  494 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com