Quảng Nam với nhiều điểm đến hấp dẫn.
Theo đó, Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” với các hoạt động chính như: Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn; các địa phương mở cửa lại du lịch, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch…Bên cạnh đó ngành du lịch xây dựng, triển khai các gói kích cầu giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng với giá hợp lý kèm theo ưu đãi, cam kết của các nhà cung cấp dịch vụ theo chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần dịch vụ, phối hợp với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các hãng hàng không xây dựng các gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch nội địa.
Theo kế hoạch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các địa phương và các bên liên quan tổ chức phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” tại một số địa bàn du lịch trọng điểm nhằm thu hút sự vào cuộc của các hiệp hội, doanh nghiệp, các đối tác, thực hiện truyền thông để các bên và du khách có thông tin, tham gia tích cực. Đồng thời, phối hợp với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các hãng hàng không xây dựng các gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch nội địa.
Các cơ quan quản lý du lịch tại các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh phát động Chương trình. Đồng thời, thông tin rộng rãi về việc mở của các điểm du lịch, mức độ an toàn, sẵn sàng thu hút khách du lịch, xây dựng các quy định hướng dẫn bảo đảm an toàn cho hoạt động du lịch, khách du lịch, người lao động và cộng đồng người dân địa phương.
Bộ VH,TT&DL cùng yêu cầu các địa phương cần có chính sách hỗ trợ miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng, điểm du lịch do địa phương quản lý góp phần giảm giá thành, tăng tính hấp dẫn các gói kích cầu du lịch. Ngoài ra, địa phương vận động các doanh nghiệp liên quan du lịch trên địa bàn tham gia; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các cam kết khuyến mại khi tham gia Chương trình, bảo đảm môi trường du lịch an toàn, thân thiện và chất lượng.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam và hiệp hội du lịch ở các địa phương cần hưởng ứng, tham gia chủ động có kế hoạch triển khai; khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chính sách giảm giá dịch vụ phục vụ khách du lịch, phối hợp với các hãng hàng không, vận tải, các bên cung ứng dịch vụ thành lập liên minh kích cầu du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xây dựng các chương trình kích cầu, khuyến mại, giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin, thông báo về dịch vụ và giá cả khuyến mại, thực hiện đúng cam kết với khách du lịch, đồng thời tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới và nâng cao tính chuyên nghiệp phục vụ du khách. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chú trọng xây dựng môi trường du lịch chất lượng, vệ sinh, văn minh, thân thiện và thực hiện tốt các quy định an toàn phòng, chống dịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải du lịch xem xét đưa ra chính sách giảm giá vé, cùng doanh nghiệp du lịch, các điểm đến xây dựng chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng với giá ưu đãi, đồng thời, thực hiện tuyên truyền và bảo đảm an toàn cho hành khách.