hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch (16/09/2019)
Với lợi thế rất lớn, hiện nay Quảng Nam đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển mạnh loại hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch.
Du khách nước ngoài thử làm các công việc của nông dân tại những điểm du lịch trải nghiệm ở TP. Hội An. Ảnh: N.P
Du khách nước ngoài thử làm các công việc của nông dân tại những điểm du lịch trải nghiệm ở TP. Hội An. Ảnh: N.P

Nhiều hạn chế

Ông Mai Đình Lợi – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn kiêm Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh cho biết, với điều kiện diện tích đất nông - lâm nghiệp lớn (hơn 219.645ha đất nông nghiệp, 667.349ha đất lâm nghiệp) cùng hệ sinh thái đa dạng với nhiều chủng loại và hàng chục làng nghề, làng nghề truyền thống được khôi phục nên Quảng Nam rất thích hợp để triển khai các dự án về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, Quảng Nam chưa có quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn bài bản. Trong khi đó, sự phối hợp, kết hợp trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa ngành nông nghiệp với ngành du lịch còn chưa đồng bộ, thiếu sự liên kết chặt chẽ. Vì vậy, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực này còn hạn chế, chủ yếu là tập trung ở TP. Hội An và các vùng phụ cận.

Nhiều ý kiến cho rằng, do đây là loại hình mới nên nhận thức của người dân ở nhiều nơi chưa cao, chưa thấy được hiệu quả trong đầu tư khai thác giá trị sản xuất nông nghiệp gắn kết với phát triển du lịch, chưa xem đây là một hoạt động có thể mang lại nguồn thu nhập chính ở nông thôn. Người nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chưa quen việc làm du lịch nên yêu cầu chung về quản lý, tổ chức dịch vụ... chưa đáp ứng. T

heo ông Mai Đình Lợi, sản phẩm du lịch từ nông nghiệp nhìn chung vẫn còn thiếu tính độc đáo, chuyên nghiệp. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, hạ tầng tại các điểm du lịch nông nghiệp chưa phát triển. Tại nhiều khu du lịch sinh thái, dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng thấp, mới đáp ứng nhu cầu của du khách ở mức đơn giản. “Thực tế cho thấy, sự hợp tác, kết nối, phối hợp của các doanh nghiệp lữ hành với các điểm du lịch nông nghiệp thời gian qua còn nhiều hạn chế. Công tác xúc tiến, quảng bá chưa được đầu tư đúng mức, thiếu chiều sâu. Việc chia sẻ lợi ích cho người dân trực tiếp sản xuất chưa được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quan tâm thích đáng” – ông Lợi nói.

Đồng bộ giải pháp

Có thể khẳng định, việc đẩy mạnh, gia tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm làng nghề nông thôn thông qua việc gắn kết với các hoạt động phát triển du lịch trải nghiệm là một hướng đi tất yếu trong xây dựng NTM. Do đó, phải tăng cường sự phối - kết hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn, nhất là sự phối hợp, gắn kết giữa ngành nông nghiệp với ngành du lịch.

Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới ngành liên quan và chính quyền các địa phương cần tập trung rà soát, quy hoạch, xác định, lựa chọn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả có thể kết hợp với phát triển du lịch để làm mô hình điểm điển hình. Cùng với đó, Quảng Nam cần tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ để phát triển loại hình này trong thời gian đến. Trong đó, phải chú ý chính sách hỗ trợ, lồng ghép đầu tư, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng sản xuất, hạ tầng phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm du lịch. Trước mắt, Quảng Nam nên ưu tiên đầu tư nguồn lực để tập trung thực hiện một số cơ chế, chính sách, đề án mà tỉnh đã ban hành như hỗ trợ phát triển du lịch miền núi, phát triển du lịch phía Nam, hỗ trợ phát triển hạ tầng các khu - điểm du lịch, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, chương trình OCOP...

Theo ông Lợi, thời gian đến tỉnh cũng cần đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp gồm nông dân - doanh nghiệp lữ hành – chính quyền địa phương - cơ quan quản lý du lịch và nông nghiệp. Đồng thời tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò của các công ty lữ hành trong việc kết nối với các chủ thể hoạt động du lịch nông nghiệp, đưa du khách đến tham quan, lưu trú, mua sản phẩm nông nghiệp. Cần chú ý chia sẻ hài hòa lợi ích các bên tham gia, nhất là chia sẻ lợi ích đối với người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp phục vụ du lịch. Phát huy vai trò phối hợp liên ngành nông nghiệp - du lịch, trong đó cần xây dựng chương trình chung về phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn và tổ chức xây dựng, hoàn chỉnh bản đồ du lịch nông nghiệp.

“Để thu hút khách du lịch, trước mắt Quảng Nam nên ưu tiên phát triển đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống gắn với du lịch trải nghiệm nhằm khai thác các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, dân dã trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân ở nông thôn. Cạnh đó, phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch nhằm khai thác giá trị trong việc tìm hiểu quy trình, phương thức sản xuất mới với những yêu cầu, ràng buộc khắt khe về kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, cũng đẩy mạnh thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch” – ông Lợi nói.

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  867 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 113 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 80 110
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com