Ảnh minh họa
Trường hợp thứ nhất, công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân là 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp thứ hai, đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu là 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp thứ ba, cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam là 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Bên cạnh đó, Thông tư này còn quy định các trường hợp miễn lệ phí, gồm: Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, công dân thường trú tại các xã biên giới, công dân thường trú tại các huyện đảo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí gồm: Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 điều 19, khoản 2 điều 32 Luật căn cước công dân, đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại điều 21 và điểm a khoản 3 điều 32 Luật căn cước công dân, đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót thông tin trên thẻ do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.