Ảnh minh họa
Theo đó, người có uy tín trong cộng đồng được hưởng một số chế độ, chính sách như: Phổ biến, cung cấp thông tin theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC Bộ Tài chính, Nghị quyết số 3 20/2017/NQ-HĐND và Quyết đinh số 3407/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Đồng thời cấp phát Báo Dân tộc và Phát triển 02 tờ/người/tuần; Bản tin Dân tộc và Miền núi của Ban Dân tộc 01 bản/người/quý. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng.
Bên cạnh đó, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần: Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết các dân tộc thiểu số: 500.000 đồng/người/lần; Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau, điều trị tại các cơ ở y tế: điều trị tại cơ sở y tế tuyến huyện: 800.000 đồng/lần; điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh trở lên: 1.500.000 đồng/lần; Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn): Mức chi cấp tỉnh 1.000.000 đồng/gia đình/năm; cấp huyện 500.000 đồng/hộ gia đình/năm; Thăm viếng, động viên người có uy tín, thân nhân trong gia đình người có uy tín qua đời (gồm: bố đẻ, bố chồng hoặc bố vợ, bố nuôi hợp pháp theo quy 4 định của pháp luật; mẹ đẻ, mẹ chồng hoặc mẹ vợ, mẹ nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật): 500.000 đồng/trường hợp. Trong năm, nếu gia đình người có uy tín gặp các trường hợp trên thì UBND cấp xã báo cáo kịp thời cho UBND cấp huyện và Ban Dân tộc tỉnh để UBND cấp huyện và UBND tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời…
Ngoài ra, Quyết định số 12 cũng quy định một số quyền lợi và trách nhiệm của người có uy tín. Về quyền lợi, người có uy tín được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung quy định tại Quyết định này. Trường hợp người có uy tín thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ với cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất.
Người uy tín có trách nhiệm thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và có trách nhiệm tranh thủ ý kiến, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đề xuất với chính quyền địa phương quan tâm giải quyết những nguyện vọng chính đáng, những yêu cầu bức thiết phù hợp với quy định của pháp luật và của chính quyền địa phương.
Thường xuyên chủ động liên hệ và phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở địa phương trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn; vận động, tổ chức cho đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa phương, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước; quán triệt để đồng bào dân tộc thiểu số không nghe kẻ xấu kích động, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước.
Thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin cần thiết về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, trong nước; từ đó, phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc thực hiện giám sát cộng đồng, tham gia đóng góp vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
Tham gia cùng các ngành, chính quyền địa phương trong việc hòa giải và giải quyết khiếu kiện trong đồng bào dân tộc thiểu số tại cộng đồng.
Người uy tín có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác, việc thực hiện nghĩa vụ hằng tháng cho UBND xã nơi cư trú.