hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Tôm càng đỏ: Mối nguy hại cho môi trường và nông nghiệp (24/05/2019)
Đến nay, nhiều nước trên thế giới và một số tiểu bang tại Mỹ cấm mọi hoạt động liên quan đến tôm càng đỏ, còn gọi là tôm hùm đất.

Tôm càng đỏ. Ảnh: theicorn

Tôm càng đỏ. Ảnh: theicorn

Theo các nhà khoa học, loài tôm càng đỏ có vòng đời ngắn, sinh sản rất nhanh (như ốc bươu vàng) nhờ khả năng độc nhất vô nhị, đó là nhân bản vô tính.

Tôm càng này được phát hiện tại Đức vào những năm 1990 của thế kỷ trước khi một người nuôi cá cảnh mua về. Người này bị sốc khi con tôm cái này sau đó đẻ hàng trăm trứng một lần mà không cần đến con đực. Nhưng điều dị biệt đó lại đem về cho ông món tiền lời rất lớn.

Tuy nhiên, cũng từ đó, loài tôm càng đỏ xâm hại bắt đầu lan rộng và nhanh chóng thống trị các hồ, ao, sông và vùng đất ngập nước, xâm chiếm và phá hoại hệ thống sinh thái tại nhiều khu vực ở châu Âu. Tôm càng đỏ là loài ăn tạp, ăn rất nhiều thực vật, ốc, cá và động vật lưỡng cư, phá hại cây lúa và thậm chí có thể làm cho các bờ kênh, bờ đập con sông sụp đổ.

Hàng loạt các nước châu Phi như Uganda, Kenya, Zambia, Sudan và Nam Phi cũng từng chứng kiến sự phá hoại tàn khốc của tôm càng đỏ đối với môi trường, hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Khi xâm nhập vào hồ Naivasha của Kenya, loài tôm này lan rộng trên hồ trong một thời gian rất ngắn, gần như phá hủy hoàn toàn các thực vật thủy sinh nổi và chìm của hồ vốn cung cấp thức ăn và nơi ẩn náu cho cá và các động vật thủy sinh khác.

Tôm càng đỏ cũng làm giảm quần thể ốc sên và cua nước ngọt từ các con sông lân cận. Sinh kế của ngư dân cũng bị ảnh hưởng khi tôm càng đỏ gây tổn hại đáng kể tới quần thể các loài cá cũng như làm mất cân bằng chuỗi thức ăn.

Ngoài ra, loài tôm này “cạnh tranh” mạnh mẽ thậm chí tiêu diệt tôm bản địa và các loài khác để kiếm thức ăn và môi trường sống. Qua đó dẫn đến sự suy giảm ở tôm càng bản địa. Tôm càng đỏ cũng có thể là nguồn gây bệnh cho các loài sinh vật khác, kể cả con người, ảnh hưởng môi trường và sản xuất nông nghiệp.

Do vậy, không chỉ ở Việt Nam mà các nước thuộc Liên minh châu Âu và một số tiểu bang Mỹ, tôm càng đỏ được xem là sinh vật ngoại lai xâm hại. Mọi hoạt động liên quan đến loài tôm này như buôn bán, lưu giữ, phân phối hay thả tôm ra ngoài môi trường đều bị cấm. Tương tự, tôm càng đỏ không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Conservation Biology, các nhà khoa học cho biết thời tiết hạn hán có vẻ đang làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, phù hợp với sự tăng trưởng của tôm càng đỏ xâm hại.

Nghiên cứu này cho thấy các loài xâm lấn có thể có tác động đáng kể đến sự cân bằng của quần thể động vật không xương sống dưới nước, có khả năng thúc đẩy sự gia tăng của quần thể muỗi, có thể gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng.

Cạnh đó, các chuyên gia của Trường Đại học Queen Mary, London (Anh) cho biết tôm càng đỏ là một trong những loài có khả năng xâm lấn mạnh nhất trên hành tinh. Chúng có thể tìm kiếm nguồn thức ăn trên cạn cũng như nguồn thức ăn quen thuộc của chúng khi ở dưới nước.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  854 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70 110
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com