hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Khẳng định hiệu quả '1 phải 5 giảm' (23/05/2019)
Kết quả sản xuất qua 2 vụ lúa ĐX 2018-2019 và HT 2019 lúa trên cánh đồng lớn (CĐL) áp dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm (1P5G) đã chứng thực hiệu quả lúa vẫn đảm bảo trúng mùa, năng suất cao.

Vụ HT 2019 ở ĐBSCL sắp thu hoạch, trên đồng lúa trĩu bông chín vàng tại ấp Thạnh Lộc, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, 4 hộ nông dân thực hiện mô hình thí nghiệm trên tổng diện tích hơn 1,5 ha: Chọn sử dụng giống lúa cấp xác nhận (XN) OM5451 và giảm lượng gieo sạ với 4. Mô hình máy cấy, phun hạt, dụng cụ gieo hàng và sạ tay bình quân từ 60-100/kg lúa giống/ha.  

Từ những mô hình

Kết quả được nhiều nông dân cho biết năng suất không chênh lệch nhiều, khoảng 900 kg/công đến trên 1.000kg/công. Đặc biệt, lúa được thương lái thu mua giá cao nhờ chất lượng tốt, do canh tác giảm phân bón, thuốc trừ sâu, giảm chi phí và môi trường đồng ruộng, sức khỏe nông dân cải thiện tốt hơn trồng lúa theo tập quán cũ rất nhiều.

Ngày 22/5, tại ấp Thạnh Lộc, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, hơn 100 nông dân, đại diện các HTX tham gia dự án VnSAT tại 6 tỉnh ở ĐBSCL đến tham quan ghi nhận kết quả mô hình thí nghiệm, đồng thời đóng góp ý kiến hội thảo đầu bờ “So sánh các phương pháp xuống giống và áp dụng 1P5G trong cánh đồng lớn”, do Sở NN-PTNT Cần Thơ phối hợp Viện lúa Quốc tế IRRI và Ban quản lý Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT Trung ương tổ chức.

Mô hình ruộng lúa áp dụng 1P5G. Ảnh: HĐ.

Anh Võ Văn Sỹ ở ấp Thạnh lộc áp dụng kỹ thuật canh tác theo mô hình thí nghiệm vụ HT2019 trên 3.900 m2, thuật lại: Lúc đầu tôi nhận thực hiện mô hình sạ tay 8 kg/công và cấy 6 kg lúa giống thấy lo, vì sợ lúa lưa thưa. Nhưng khi lúa đâm chồi xanh tốt mới thấy lúa nỡ bụi đều.  

Giảm lượng giống

Điều đáng nói, ưu điểm giảm lượng lúa giống giảm được nguy cơ sâu bệnh do sạ dày, lúa ít đổ ngã. Hơn nữa nhờ phân bón cân đối theo khuyến cáo (chia 3 lần bón/vụ) nên lúa ít sâu bệnh. Nhờ đó chi phí SX giảm từ 70-80 kg phân bón/công trước đây, nay giảm còn 50 kg/công. Vụ lúa này ít sâu bệnh nên hầu như không tốn tiền phun thuốc.

Cán bộ kỹ thuật thường xuyên chỉ dẫn: Chỉ phun thuốc khi thật cần thiết, nhưng tuân thủ không dùng thuốc trừ sâu trước 40 ngày sau sạ và không sử dụng thuốc trừ bệnh trong 20 ngày trước khi thu hoạch. Đến cuối vụ, dù giảm chi phí lúa vẫn trúng năng suất cao, ước trên 1 tấn/công. Hiện đã có thương lái đặt mua lúa tươi tại ruộng  OM5451 giá 4.900 đ/kg.

Cùng thực hiện mô hình, nhưng dùng máy cấy lúa (60 kg/ha) tại ấp Thạnh Lộc, nông dân Đoàn Tuấn Nhã, cho rằng: Cấy máy an toàn. Tuy kinh nghiệm qua  15 năm trồng lúa nhưng tôi thừa nhận, áp dụng mô hình giảm giống và gieo sạ máy vừa giảm nước, giảm phân bón, thuốc trừ sâu và giảm công lao động. Quản lý dịch hại đồng ruộng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Hiệu quả áp dụng 1P5G lúa tốt, năng suất cao. Ảnh: HĐ.

Theo chị Phương Thanh, cán bộ kỹ thuật IRRI, vụ lúa ĐX 2018-2019 thực hiện thí nghiệp theo mô hình 1P5G tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ cho thấy chi phí ruộng lúa trong mô hình giảm từ 3,2 triệu đến 5,3 triệu đ/ha.

GS Grant Singleton, chuyên gia IRRI: “Mục tiêu dự án VnSAT và các mô hình thí nghiệm nhằm giúp nông dân thăm đồng tận mắt thấy được hiệu quả sản xuất thông qua áp dụng các biện pháp kỹ thuật là đúng. 

Điều cần lưu ý giảm lượng giống gieo sạ dưới 100 kg/ha năng suất vẫn đảm bảo mức cao.

Trên ruộng lúa thí nghiệm tại Cờ Đỏ, mô hình dùng máy cấy lúa dùng 40-60 kg/ha chứng thực hiệu quả tốt hơn phương pháp sạ tay rất nhiều.”

Tuy nhiên, một số nông dân vẫn còn băn khoăn: Tiếp sau mô hình, liệu nông dân có tiếp tục thực hiện chuyển đổi sản xuất, cụ thể chọn dùng giống lúa XN, giảm lượng giống gieo sạ? 

 

 

Cán bộ kỹ thuật và chuyên gia IRRI trên ruộng lúa 1P5G. Ảnh: HĐ.

Một cán bộ nông nghiệp ghi nhận thực tế áp dụng kỹ thuật 1P5G tại một số địa phương ở ĐBSCL, cho biết: Thực tế tùy theo ruộng lúa mỗi địa phương áp dụng: Giảm lượng giống gieo sạ dưới 100 kg/ha, 80 kg/ha và 60 kg/ha. Nhưng qua thực tiễn sản xuất nông dân đã tự chọn ra được lượng giống gieo sạ với mức thấp phù hợp để đạt kết quả sản xuất cao nhất, do vậy nông dân nhiều địa phương đã tin tưởng áp dụng kỹ thuật mới.

Ông Lê Thanh Tùng, Cục Phó Cục Trồng trọt, nhận xét: Áp dụng kỹ thuật 1P5G, nhất là qua các mô hình thí nghiệm tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ đã chứng minh dù giảm lượng giống gieo sạ lúa vẫn đạt năng suất và chất lượng tốt để bán được giá cao hơn. 

Trong khi đó hệ thống nhân giống lúa ba cấp, hiện nhân giốn lúa đến cấp XN 2 mới đạt khoảng 50%.

Nguồn cung lúa giống cấp XN hiện chưa đáp ứng nhu cầu và hiện còn tình trạng nông dân dùng lúa thịt làm giống nên dẫn tới chất lượng lúa thương phẩm giảm.

Do đó muốn nâng cao chất lượng lúa gạo, sử dụng giống lúa cấp XN chất lượng tốt sẽ giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, đồng thời  tiến tới nâng cao phẩm chất, giá trị và xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hằng năm ĐBSCL có 4,2 triệu ha đất canh tác lúa, nếu sử dụng lượng giống giảm còn 100 kg/ha cần khoảng 420 ngàn tấn lúa giống.

Nếu mức gieo sạ trên mức 120 kg/ha toàn vùng cần 600-700 ngàn tấn giống. 

 

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Lượt xem:  713 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 111 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70 110
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com