hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Người khai hoang cù lao Tú Phong (25/10/2018)
Đến thôn Tú Phong (xã Tam Tiến, Núi Thành), hỏi về lão nông Huỳnh Minh Hòa (73 tuổi) thì mọi người thay nhau kể về ông bằng những lời “có cánh”. Ông chính là người đầu tiên khai phá vùng cù lao Tú Phong, tạo nền móng cho sự sống và phát triển các mô hình kinh tế trên mảnh đất này.

 

Con đò nhỏ này là phương tiện duy nhất giúp ông sang cù giao bên kia sông mỗi ngày. Ảnh: Q.P

Con đò nhỏ này là phương tiện duy nhất giúp ông Hòa sang cù lao bên kia sông mỗi ngày. Ảnh: Q.P

Khai phá đất hoang

Những năm đầu thập niên 90, cù lao Tú Phong là vùng đất “chết” nằm giữa sóng nước hoang vu, cách bờ khoảng 200m. Thỉnh thoảng, chỉ đôi ba chiếc thuyền nhỏ đánh cá ghé nghỉ chân rồi lại đi. Cũng từng có một vài người dân vượt sông sang “ốc đảo” này trồng khoai, trồng sắn nhưng đành ngậm ngùi ôm thất bại quay về.

Ông Huỳnh Minh Hòa còn được người dân tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học và Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ thôn Tú Phong. Trong nhiệm kỳ của mình, ông tạo nhiều phong trào thi đua học tốt, giúp trẻ em địa phương học đến nơi đến chốn và đỗ đạt cao trong các kỳ thi.

Vốn là thợ may có tiếng ở xã Tam Tiến thời điểm ấy, nhưng ông Hòa lại có hứng thú lạ với vùng đất giữa dòng Trường Giang qua lời kể của những người đã đến đây tìm kế sinh nhai. Năm 1992, ông quyết định bỏ nghề may, hằng ngày chèo đò sang cù lao, dựng một chiếc chòi lá dưới những gốc cây để sống và tìm hiểu về mảnh đất này.

“Qua một thời gian nghiên cứu, tôi phát hiện đất đai ở cù lao này quanh năm nhiễm mặn, tuy không thể trồng trọt nhưng hoàn toàn có thể khai phá và tận dụng tiềm năng để nuôi tôm, cá nước lợ. Bên cạnh đó, cù lao rất yên bình nên phù hợp với những người có tuổi như tôi sinh sống” - ông Hòa nói.

Nắm được điểm mấu chốt, ông dùng toàn bộ số tiền mấy mươi năm dành dụm đầu tư mua đất cù lao và thuê người đào ao, đắp đất be bờ. Ông cũng xây một căn nhà kiên cố để định cư ngay tại “ốc đảo”. Cùng với đó, ông đi khắp các huyện Núi Thành, Thăng Bình học hỏi các mô hình nuôi tôm, cá để về áp dụng.

Ông Hòa đang hướng tới mục tiêu thay đổi cù lao Tú Phong thành điểm du lịch sinh thái. Ảnh: Q.P

Ông Hòa đang hướng tới mục tiêu thay đổi cù lao Tú Phong thành điểm du lịch sinh thái. Ảnh: Q.P

Ông Hòa kể, thời gian đầu ông nuôi tôm theo hình thức quảng canh tuy được giá nhưng không mấy hiệu quả vì không có điện và nước ngọt. Bên cạnh đó, cuộc sống giữa sông nước rất gian nan, đến nỗi mỗi khi thiếu nước, lại phải ngược sông về “đất liền” mang sang. Những ngày gió mưa, hai vợ chồng ông phải co ro dưới ngọn đèn dầu không đủ sáng.

Năm 2001, ông Hòa quyết định đứng ra huy động 7 hộ dân khác ở thôn Tú Phong cùng nhau góp số vốn hơn 200 triệu đồng đưa điện từ bờ sang cù lao. Đến năm 2012, ông Hòa lại đầu tư hơn 50 triệu đồng để đưa nước ngọt sang cù lao để mọi người sử dụng. Nhờ đó, bộ mặt cù lao bắt đầu thay đổi rõ rệt, từ chỗ đơn độc chỉ có hai vợ chồng ông Hòa sinh sống, nay đã có nhiều hộ dân trong thôn Tú Phong sang cù lao định cư và làm kinh tế rất hiệu quả.

Làm kinh tế giỏi

Từ năm 2012, khi mạng lưới điện và nước ngọt của “ốc đảo” được trang bị đầy đủ, công việc nuôi tôm của ông Hòa ngày càng thuận lợi. Đến nay, ông có trong tay hơn 1ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông còn tận dụng nguồn nước thải từ việc nuôi tôm để nuôi các loại thủy sản khác như cá trê, cá men và các loại cua nước lợ. Trung bình mỗi năm ông xuất ra thị trường 3 - 5 tấn tôm, cá các loại, thu lãi gần 300 triệu đồng.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng giúp ông Hòa thu nhập gần 300 triệu mỗi năm. Ảnh: Q.P

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng giúp ông Hòa thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Q.P

Ngoài ra, ông còn đầu tư cải tạo đất trồng các loại hoa, cây ăn quả và mở đường trên “ốc đảo” để làm du lịch sinh thái. Thời gian gần đây, “ốc đảo” trở thành điểm du lịch vào cuối tuần, thu hút đông đảo du khách ở Tam Kỳ, Núi Thành đến tham quan, giải trí.

Nhờ thành công trong các mô hình kinh tế, từ năm 1997 đến 2010, ông Huỳnh Minh Hòa liên tục được Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện khen tặng danh hiệu nông dân lao động sản xuất giỏi. Đồng thời được Hội Người cao tuổi tỉnh khen tặng danh hiệu người cao tuổi lao động kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017. Ông Nguyễn Xuân Uy - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Tiến nhận xét, không chỉ sản xuất giỏi, ông Hòa còn có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở xã Tam Tiến.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  834 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 39 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com