hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hiệu quả mô hình sấy gỗ (22/08/2018)
Mô hình sấy gỗ được Trung tâm Khuyến công & xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) triển khai ở 2 huyện Thăng Bình và Bắc Trà My cho thấy hiệu quả rất khả quan.

Ông Phan Anh cho rằng sản xuất thuận tiện hơn rất nhiều nhờ được ngành chức năng hỗ trợ đầu tư lò sấy gỗ. Ảnh: V.N

Ông Phan Anh cho rằng sản xuất thuận tiện hơn rất nhiều nhờ được ngành chức năng hỗ trợ đầu tư lò sấy gỗ. Ảnh: V.N

Sản phẩm từ cơ sở sản xuất đồ gỗ của ông Phan Anh (thôn Nghĩa Hòa, xã Bình Nam, Thăng Bình) đã có mặt ở các địa phương như Thăng Bình, Tam Kỳ. Ông Anh có thâm niên hơn 20 năm theo nghề chế tác đồ gỗ. Hiện tại, cơ sở này có 12 lao động gia công các sản phẩm với mức lương trung bình 8 triệu đồng/người/tháng. “Tôi quyết tâm gắn bó với nghề mộc truyền thống của làng quê. Nghề này rất thịnh trước đây nhưng mai một dần nên mình phải ra sức giữ gìn. Những năm trước, cứ đến mùa mưa là lo thiếu nguyên liệu để chế biến các sản phẩm từ gỗ vì không thể phơi khô gỗ nhưng nay đã yên tâm rồi” - ông Anh nói.

Chỉ tay vào lò sấy gỗ vừa mới đi vào hoạt động, ông Anh phấn khởi: “Cứ mỗi lượt trong vòng 3 ngày là tôi sấy được 4m3 gỗ, đủ nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ đúng tiến độ theo đơn hàng đã ký. Công việc của tôi thuận tiện hơn trước rất nhiều nhờ vào mô hình sấy gỗ được Trung tâm Khuyến công & xúc tiến thương mại triển khai gần 1 năm qua đến nay đã đi vào hoạt động”. Theo quan sát của chúng tôi, lò sấy gỗ của ông Anh có buồng sấy, lò đốt, quạt cao áp, thiết bị kiểm soát nhiệt, hệ thống điện động lực được bố trí liền mạch trong phạm vi 30m2. Bên ngoài lò sấy gỗ có gắn đồng hồ nhiệt để chủ nhân có thể chủ động điều chỉnh nhiệt độ bên trong cao hay thấp tùy theo từng giai đoạn sấy gỗ. Mô hình có tổng vốn đầu tư là 510 triệu đồng, trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 150 triệu đồng, vốn đối ứng của ông Anh là 360 triệu đồng. “Tôi mạnh dạn ký thêm nhiều hợp đồng sản xuất đồ gỗ cho các doanh nghiệp và người dân. Chủ động nguồn nguyên liệu giúp tôi tổ chức sản xuất tốt hơn, sản lượng tăng gấp 2 lần. Năng suất làm việc của người lao động cũng tăng gấp đôi, thu nhập được tăng cao đáng kể. Tôi sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất trong thời gian đến” - ông Anh cho biết.

Trước đó, năm 2017, mô hình sấy gỗ cũng đã được ngành chức năng triển khai ở cơ sở sản xuất đồ gỗ của anh Mai Văn Thanh (thị trấn Bắc Trà My, huyện Bắc Trà My). Chương trình có tổng mức chi phí là 450 triệu đồng, ngân sách nhà nước hỗ trợ 150 triệu đồng, còn lại là đối ứng của anh Thanh. Anh Thanh cho biết, gỗ ở trạng thái tự nhiên luôn chứa một lượng nước lớn. Nước tồn tại trong gỗ ảnh hưởng đến tính chất của gỗ, vì vậy sấy gỗ là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi gia công, chế biến gỗ. Sấy sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định, không bị sâu mọt, dễ bảo quản. Sấy gỗ tốt sẽ khiến cho quá trình hoàn thiện sản phẩm gỗ đạt chất lượng cao. Nhờ đầu tư hệ thống sấy gỗ, cơ sở sản xuất đồ gỗ của anh Thanh hoạt động liên tục quanh năm trái ngược với cảnh bị gián đoạn trước đây do không thể phơi khô gỗ vào mùa mưa. Nhờ đó, cơ sở sản xuất gỗ của anh Thanh ngày càng được mở rộng, doanh thu đạt hàng tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương ở mức 7 - 8 triệu đồng/người/năm.

Theo ông Hoàng Minh Tư - Phó Trưởng phòng Khuyến công (Trung tâm Khuyến công & xúc tiến thương mại), nghề mộc dân dụng phát triển trên địa bàn tỉnh đã đem lại thu nhập khá cho các lao động ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên cái khó lớn nhất của nghề này là thiếu nguyên liệu để sản xuất vào mùa mưa. Trong khi đó, ứng dụng các thành quả của kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại vào nghề mộc vẫn còn nhỏ lẻ. Bởi vậy, triển khai mô hình sấy gỗ cho các cơ sở sản xuất đồ gỗ đem lại nhiều cái lợi. Trước mắt là tăng thêm giá trị kinh tế cho người lao động. Tiếp theo là thông qua trình diễn mô hình, các cơ sở sản xuất khác sẽ đến tham quan, học hỏi, tiếp thu, ứng dụng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Ở nhiều cơ sở sản xuất đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh, các chủ cơ sở đều cho rằng, nếu được học tập mô hình họ sẽ triển khai ngay vì nhiều lợi ích đem lại. Điều này phù hợp với kỳ vọng của ngành chức năng khi triển khai mô hình trong 2 năm qua. Ông Đinh Văn Phúc - Giám đốc Trung tâm Khuyến công & xúc tiến thương mại cho rằng, ứng dụng lò sấy gỗ sẽ giúp người lao đông tăng năng suất, sản lượng sản phẩm và giá trị kinh tế thu được. Từ đó, áp dụng rộng rãi sẽ chuyển đổi từ nghề mộc thô sơ, thủ công sang công nghiệp, hiện đại. Mô hình có thể ứng dụng cho sản xuất của cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất gỗ dân dụng và mỹ nghệ.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  714 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 32 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20 30
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com