hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Thăng Bình: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ kỹ thuật để phát triển nông nghiệp bền vững (06/07/2018)
Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ chăn nuôi, thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông phục vụ phát triển ngành nông nghiệp bền vững, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện đưa ra một số giải pháp cụ thể:

Trên cơ sở quy hoạch diện tích đất lúa 2 vụ và lộ trình thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất, tổ chức liên kết sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm, lúa chất lượng cao để nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Áp dụng các quy trình kỹ thuật do Sở NN&PTNT ban hành. Ứng dụng các chương trình 3 giảm, 3 tăng, công cụ sạ hàng đối với lúa; chương tình “1 phải, 5 giảm”, chương trình IPM, ICM, quản lý dịch bệnh, hóa chất bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, mô hình sản xuất lúa hữu cơ. Có lộ trình đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi nội đồng, giao thông nội đồng trên các cánh đồng mẫu, cánh đồng tích tụ, tập trung ruộng đất để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị. 

Đối với những vùng đã quy hoạch chuyển đổi cây trồng, cần xác định rõ loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu, thủy lợi của từng vùng để đưa vào sản xuất. Tập trung đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ. Ứng dụng các giống cây trồng mới có chất lượng cao, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, tập trung vào các cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau xanh, hoa quả, nấm ăn, cây dược liệu… Bên cạnh đó, tích cực ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp như thủy canh, màng khí canh, trồng cây trên các loại giá thể mới. Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện. 

Xây dựng các chương trình mục tiêu về giống cây, con chất lượng cao (giống mới và chọn lọc giống bản địa) để tập trung phát triển các sản phẩm trong vùng gắn với mỗi xã 1 sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1599/QĐ-UBND, ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”. 

Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ chăn nuôi thú y. Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình dịch vụ thú y trọn gói trên địa bàn huyện. Đây là mô hình rất có ý nghĩa, nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng, ngoài việc tiêm phòng định kỳ ra Tổ dịch vụ thường xuyên tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi, theo đối tượng, theo sự chu chuyển đàn, tiêm phòng bắt buộc vắc xin theo quy định, do đó nâng cao tỷ lệ tiêm phòng để đạt ngưỡng miễn dịch quần thể, ngăn chặn dịch bệnh xảy ra từng bước xây dựng cơ sở an toàn dịch bênh, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Thời gian qua, trên địa bàn huyện đã triển khai được 03 xã thực hiện mô hình dịch vụ thú y trọn gói là Bình Tú, Bình Chánh, Bình Đào đạt hiệu quả cao, năm nay đang triển khai thực hiện thêm 03 xã: Bình Sa, Bình Lãnh, Thị trấn Hà Lam và kế hoạch trong những năm đến tiếp tục triển khai thực hiện thêm các xã Bình Trung, Bình An, Bình Dương, Bình Giang và Bình Quý. 

Phối hợp tham mưu tiếp nhận, cung ứng đầy đủ số lượng, chủng loại vắc xin, hóa chất theo nhu cầu và thời gian sử dụng của các xã, thị trấn; đồng thời cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, hướng dẫn, giám sát và báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện. Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có khả năng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học đủ điều kiện cung ứng vắc xin hóa chất theo nhu cầu của người tiêu dùng. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, hạn chế thấp nhất sự trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Tăng cường, giám sát phát hiện sớm, xử lý kiên quyết, kịp thời không để dịch bệnh tái phát lây lan; qua các kênh thông tin tuyên truyền vận động người chăn nuôi ý thức được việc phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt vai trò trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi. 

 Xây dựng chuỗi giá trị gắn kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa và nhà khoa học, nhằm giúp người chăn nuôi an tâm đầu tư sản xuất trước sự biến động của thị trường. Xây dựng vùng chăn nuôi phù hợp với từng loại cây trồng con vật nuôi, thực hiện tốt công tác cải tạo đàn bò và chương trình bò thịt chất lượng cao qua công tác thụ tinh nhân tạo tại các xã vùng Tây như: Bình Quý, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Trị, Bình Lãnh, Bình Phú, Bình Chánh, Bình Quế. 

Thực hiện thí điểm một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi bền vững ở các xã cánh Tây như: Chương trình chăn nuôi gà đồi, chương trình chăn nuôi nuôi nhốt bò thịt thâm canh. Đối các xã vùng Trung thực hiện tốt chương trình nạc hóa đàn heo, đẩy mạnh quy mô chăn nuôi gia trại, trang trại từ quy mô nhỏ đến quy mô vừa, hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ thông qua các cơ chế chính sách quy định tại Quyết định 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016- 2020,... Đối các xã vùng Đông tập trung phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên cơ sở khai thác nguồn lợi thủy sản và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong nuôi trồng thủy sản chú trọng ổn định, quan trắc môi trường, khai thác gắn với bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản. 

Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật và công tác sản xuất, tiêu thụ cho cán cán bộ kỹ thuật quản lý từ huyện đến xã, thôn và chủ trang trại, nông hộ để chủ động trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ. 

Các HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại, chủ nông hộ chủ động liên kết, xúc tiến với các doanh nghiệp, thương lái có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, thông qua chuỗi liên kết sản xuất 5 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại kêu gọi đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Khai thác tốt lợi thế của từng vùng, chủ động sản xuất tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao (VietGap, Globalgap và nông nghiệp hữu cơ,...), có thương hiệu riêng trong thị trường hàng hóa nông sản của địa phương.

 

 

TH

Lượt xem:  712 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 27 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com