hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020 (24/05/2018)
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1599/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.

Đối tượng thực hiện là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Sản phẩm  gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

Đề án vạch ra mục tiêu trong giai đoạn 2018-2020: Xác định, hoàn thiện/nâng cấp 130 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương;  Phát triển mới 100 sản phẩm; Phát triển từ 3 - 4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; Công nhận/chứng nhận sản phẩm OCOP: Có ít nhất 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh; 1 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.

Đồng thời, phát triển mới và củng cố các tổ chức kinh tế sản xuất-kinh doanh sản phẩm OCOP: Có ít nhất 60 tổ chức kinh tế tham gia OCOP Quảng Nam, trong đó: Lựa chọn, củng cố 40 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp (và dịch vụ du lịch nông thôn) hiện có của các địa phương; Phát triển mới ít nhất 20 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp/HTX tham gia OCOP; Nâng cao kỹ năng phân phối, tiếp thị cho đội ngũ nhân lực tham gia vào hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP.

Chu trình chuẩn OCOP được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện. Hằng năm mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình OCOP.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ tỉnh đến cấp huyện, theo hướng gọn nhẹ để triển khai chu trình OCOP thường niên tỉnh Quảng Nam. Ban hành chính sách riêng cho chương trình OCOP; chế độ thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP; hoàn thiện chu trình OCOP thường niên. Xây dựng hệ thống hỗ trợ các cộng đồng trong tỉnh phát triển và thương mại hoá sản phẩm OCOP, từ cấp tỉnh, huyện theo chu trình thường niên; hệ thống xúc tiến đồng bộ, hoạt động bài bản; thương hiệu sản phẩm OCOP Quảng Nam được lan rộng và phổ biến trên toàn quốc.

Giai đoạn 2021-2030 phấn đấu có 500 sản phẩm OCOP ở thời điểm năm 2030. Phát triển mới ít nhất 60 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, tạo ra 100 tổ chức kinh tế OCOP vào năm 2030.

Quan điểm và cách thức triển khai Đề án là Nhà nước ban hành khung pháp lý và cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện. Hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực. Cộng đồng dân cư (bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, THT, hộ sản xuất tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm trên địa bàn tỉnh) chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

Dự kiến tổng kinh phí trong 03 năm (2018-2020) triển khai Đề án là hơn  579 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh là chủ thể của Chương trình OCOP; ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện Chương trình OCOP chỉ mang tính chất hỗ trợ từ các nguồn kinh phí sự nghiệp trong dự toán chi ngân sách hằng năm.

 

 

Thúy Hằng

Lượt xem:  940 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com