hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Nghệ Tam Thành mất mùa, mất giá (26/04/2018)
Những ngày này, nông dân xã Tam Thành (Phú Ninh) đang bước vào mùa thu hoạch nghệ. Cây nghệ từng giúp người dân trong xã xóa đói giảm nghèo và trở nên khấm khá, nay rơi vào cảnh mất mùa, mất giá.
Nông dân xã Tam Thành thu hoạch nghệ. ảnh: C.N
Nông dân xã Tam Thành thu hoạch nghệ. ảnh: C.N

Do ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài từ cuối năm 2017 nên sản lượng và chất lượng nghệ ở xã Tam Thành năm nay giảm hơn những năm trước; rải rác có hiện tượng thối củ;  và giá bán cũng thấp hơn. Người có diện tích nghệ nhiều nhất ở Tam Thành là ông Võ Xuân Tiết ở thôn Khánh Lộc và cũng là người trồng nghệ lâu năm nhất ở đây. Sáu năm nay, ông Tiết trồng đến 0,6ha nghệ trong số 3ha đất vườn đồi của mình. Diện tích này trước đây ông trồng sắn và gừng nhưng không có hiệu quả kinh tế nên ông chuyển sang trồng nghệ. Ông Tiết cho biết, năm 2017, mỗi sào nghệ thu được 800 - 1.200kg, bình quân 1 tấn/sào. Với giá bán 17 - 18 nghìn đồng/kg, mỗi sào nghệ ông thu về 17 triệu đồng. Năm trước nữa, giá nghệ tăng cao, đến hơn 20 nghìn đồng/kg. Nhưng năm nay, sản lượng nghệ đạt thấp, chỉ khoảng 500 - 700kg/ sào. Trong khi nhiều cây trồng khác thường rơi vào cảnh “được mùa, mất giá; được giá mất mùa” thì nghệ năm nay mất mùa và mất giá. Giá bán được thương lái thu mua tại nhà hiện nay chỉ khoảng 7 - 8 nghìn đồng/kg. Một số hộ dân ở thôn Tú Hội 2 cho biết, nhiều diện tích nghệ đã đến mùa thu hoạch nhưng họ vẫn chưa thu hoạch, để chờ giá lên; họ chỉ đào những diện tích bị hư tổn, thối củ.

Tuy vậy, ông Tiết cho biết, dù giá nghệ hạ, sản lượng thấp, nhưng  năm tới ông vẫn tiếp tục trồng nghệ vì đây là loại cây cho kinh tế cao so với các loại cây trồng khác. Một số người dân ở Tam Thành cũng vậy. Không chỉ chuyển diện tích đất gò đồi trồng sắn sang trồng nghệ; mà một số diện tích trồng lúa trước đây, nay cũng trồng nghệ. Người dân trồng nghệ từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch, và từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch năm sau, khi cây rụi lá là bắt đầu thu hoạch. Nghệ là loại cây dễ trồng, không tốn công chăm sóc; không cần đất tốt.

Điều mong muốn của người dân trồng nghệ ở Tam Thành là nhà nước có kế hoạch  hỗ trợ để sản phẩm có đầu ra ổn định. Hiện nay, giá nghệ phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Đến mùa nghệ, thương lái đến tận nhà mua nhưng người dân thường bị ép giá. Hiện ở xã chỉ có anh Lê Văn Tánh vừa đầu tư máy làm tinh bột nghệ. Giá nghệ anh Tánh mua của nông dân cũng nhỉnh hơn thương lái khác 1.000 - 2.000 đồng/kg. Anh Tánh cho biết, xã Tam Thành có vùng nghệ nguyên liệu phong phú, chất lượng tốt nên anh quyết định đầu tư cơ sở chế biến tinh bột nghệ ngay tại xã; vừa góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân; vừa tăng giá trị của cây nghệ. Mới khai trương, cơ sở của anh Tánh đã sản xuất được vài tấn nguyên liệu. Nếu có thị trường tiêu thụ ổn định, cơ sở tinh bột nghệ Tam Thành của anh Tánh sẽ  tiêu thụ lượng lớn nguyên liệu địa phương vì  theo anh, phải 40 - 50kg nghệ mới chế biến được 1kg tinh bột nghệ.

Ông Lê Văn Chương - Chủ tịch UBND xã Tam Thành cho biết, nghệ rất phù hợp đất đai, thổ nhưỡng ở đây nên chất lượng nghệ khá cao. Nghệ không chỉ là cây gia vị mà còn cây dược liệu và nghệ Tam Thành đã có thương hiệu trên thị trường. Hiện toàn xã có hơn 100 hộ trồng nghệ với tổng diện tích khoảng 30ha. Ông Chương cũng băn khoăn về đầu ra cho sản phẩm của người dân. “Ngoài cơ sở chế biến tinh bột nghệ của anh Tánh, chưa có một doanh nghiệp nào đầu tư thu mua, chế biến sản phẩm từ nghệ nên người dân gặp khó khăn về đầu ra. UBND xã đã có kế hoạch phát triển cây nghệ thành mô hình “mỗi xã một sản phẩm” theo chương trình của UBND tỉnh. Hy vọng đến lúc đó, sẽ giải quyết được khó khăn cho người dân” – ông Chương nói.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  827 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com