hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Tín hiệu tích cực từ mô hình lúa SRI ở Nông Sơn (20/04/2018)
Vụ đông xuân này, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn triển khai mô hình IPM kết hợp kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI tại thôn Ninh Khánh I, xã Quế Ninh. Bước đầu mô hình mang lại hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Mô hình lúa áp dụng SRI ở Nông Sơn cho thấy hiệu quả tích cực. Ảnh: THÔNG VINH
Những chân ruộng áp dụng mô hình canh tác lúa cải tiến tại thôn Ninh Khánh I, xã Quế Ninh. Ảnh: THÔNG VINH

Trước đây gia đình ông Phạm Đình Tư (60 tuổi, thôn Ninh Khánh I) gieo sạ hơn 5 sào lúa không chủ động nước tưới, năng suất rất thấp, mỗi sào chỉ thu hoạch được khoảng 300kg. Ông Tư chia sẻ, vụ đông xuân này gia đình được chọn để triển khai và áp dụng mô hình kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI thì năng suất tăng cao rõ rệt. “Nếu không có biến động về thời tiết, vụ này gia đình tôi ước tính sẽ thu hoạch được 3,2 tấn lúa. Gia đình tôi rất phấn khởi bởi ngoài ra, chúng tôi còn tiết kiệm được chi phí thuốc diệt cỏ, trừ sâu, góp phần bảo vệ môi trường” - ông Tư nói.

Không riêng hộ ông Tư mà vụ đông xuân năm nay, trên địa bàn thôn Ninh Khánh I còn có 110 hộ dân với tổng số 30ha đất được áp dụng triển khai mô hình IPM kết hợp kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Quế Ninh, toàn xã hiện có 5 thôn, với gần 150ha diện tích đất sản xuất lúa, trong đó 50ha đất lúa không chủ động nước tưới, nhiều cánh đồng sản xuất manh mún, độ phì nhiêu thấp, năng suất chỉ đạt 40 - 42 tạ/ha.

Ông Tuấn cho hay: “Trước đây, người dân trồng lúa truyền thống và chưa được cải tiến về kỹ thuật, chỉ gieo đại trà, cây lúa phát triển không đều, nhiều sâu bệnh, cỏ dại mọc nhiều, người dân phải phun thuốc diệt cỏ trừ sâu. Triển khai trình diễn mô hình lúa theo phương pháp SRI trên địa bàn đã giúp người dân địa phương ý thức được phương pháp cấy cho năng suất cao hơn, ít sâu bệnh hơn, không phải dùng thuốc trừ cỏ, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, thích ứng biến đối khí hậu”.

Người dân phấn khởi vì năng suất lúa cao khi được áp dụng mô hình SRI. Ảnh: THÔNG VINH
Người dân phấn khởi vì năng suất lúa cao khi áp dụng mô hình SRI. Ảnh: THÔNG VINH

Theo ông Lê Quốc Sỹ - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn, kết quả mô hình cho thấy, năng suất bình quân đạt 64 tạ/ha, tăng 8 tạ/ha so với ruộng không tham gia mô hình. Sau khi trừ chi phí, nông dân lãi hơn 11 triệu đồng/ha. Người dân còn giảm được chi phí về giống, hạn chế cỏ dại, cây lúa khỏe nên tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giảm lượng nước tưới. Lúa cứng cây, chống đổ tốt, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên thân thiện với môi trường và góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

“Từ năm 2010 tới nay huyện Nông Sơn triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến. Đến nay, toàn huyện đã có 7 câu lạc bộ ICM kết hợp kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI ở 7 xã. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế và rất phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương” - ông Sỹ cho biết thêm.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  855 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com