hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Mô hình sử dụng máy làm mạ khay và máy cấy trong sản xuất lúa theo quy mô cánh đồng lớn và sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. (25/01/2018)
Vụ Đông Xuân năm nay, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm thị xã phối hợp với Công ty CP Giống nông nghiệp Điện Bàn triển khai nhân rộng mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ và sản xuất lúa theo quy mô cánh đồng lớn kết hợp sử dụng máy làm mạ và máy cấy tại thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ.

Tại buổi Hội thảo đánh giá bước đầu về hiệu quả của mô hình được tổ chức mới đây cho thấy, mặc dù mô hình mới được triển khai nhưng đã mang lại những thành công bước đầu. Trước tiên về hiệu quả sản xuất: Mô hình giảm chi phí đầu tư giống, giảm công lao động, giảm  phun thuốc trừ cỏ, trừ sâu bệnh. Giảm chi phí sản xuất khi gieo sạ gặp thời tiết bất lợi. Từ thực tế cho thấy, chi phí cho mỗi ha khi triển khai cấy bằng máy là 6 triệu 900/ha, thấp hơn so với các hính thức cấy thủ công gần 4 triệu đồng/ha và thấp hơn so với sạ tay là 2 triệu đồng/ha và thấp hơn so với sạ hàng 200 ngàn đồng/ha. Về hiệu quả mặt kỹ thuật: Máy cấy giúp quá trình  xuống giống diễn ra nhanh gọn, hiệu quả cao, sử dụng máy cấy cấy được 3 - 4 ha/ngày. Máy cấy có thể cấy theo khoảng cách và mật độ như yêu cầu kỹ thuật đề ra. Bên cạnh đó, khi cấy mật độ khoảng cách đều nhau giúp lúa ít cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Và khi áp dụng máy cấy giúp chủ động sản xuất và chủ động được yếu tố thời vụ cho những chân đất trũng thấp. Về Hiệu quả về xã hội: Mô hình áp dụng máy làm mạ và máy cấy đã góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân, đồng thời giải được bài toán khan hiếm nhân công mỗi khi vào vụ. Về Hiệu quả về môi trường: Sản xuất lúa theo quy mô cánh đồng lớn áp dụng máy cấy không sử dụng thuốc trừ cỏ, hạn chế dùng thuốc BVTV nên giảm tác động xấu đến môi trường sinh thái. Đối với sản xuất lúa hữu cơ áp dụng máy cấy, không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV, không sử dụng phân bón hóa học, không gây ô nhiễm đến môi trường.

Có thể nói, thông qua mô hình đã chứng minh và phát huy hiệu quả của chương trình dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa, đáp ứng được chủ trương của UBND thị xã đề ra. Việc áp dụng tiến bộ KHKT, áp dụng cơ giới hóa từ khâu gieo sạ đến khâu thu hoạch giúp bà con nông dân chủ động trong quá trình sản xuất do thời gian được rút ngắn. Khi Áp dụng máy bắt mạ khay và máy cấy giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Mô hình còn giúp giảm chi phí đầu vào như giống, thuốc BVTV nhưng cây lúa vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Đồng thời, mô hình giảm được chi phí công lao động, giảm áp lực về lao động thời vụ trong sản xuất lúa nhờ hiệu quả của công cụ, máy móc thay lao động thủ công.

Mặc dù mô hình ứng dụng máy cấy vào sản xuất cánh đồng lớn chưa có kết quả cuối cùng, nhưng qua thực tế sản xuất và đánh giá hiệu quả ban đầu có thể khẳng định: Đây là mô hình sản xuất lúa phù hợp với điều kiện sản xuất của thị xã Điện Bàn trong những năm đến. Mô hình không những đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân và doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường. 

Theo dienban.quangnam.gov.vn

Lượt xem:  1,076 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com